Không có nơi nào như nước ta, đường mở tới đâu nhà mọc ngay sát mặt đường tới đó. Ban đầu thì một vài nhà, dần dà thành cả cộng đồng dân cư đông đúc hai bên đường, gây mất trật tự ATGT nghiêm trọng.
Không có nơi nào như nước ta, đường mở tới đâu nhà mọc ngay sát mặt đường tới đó. Ban đầu thì một vài nhà, dần dà thành cả cộng đồng dân cư đông đúc hai bên đường, gây mất trật tự ATGT nghiêm trọng. Ngay lúc này, Nhà nước cần phải có chính sách Quy hoạch khu dân cư ở xa các QL như các nước phát triển đã làm, chẳng hạn như việc nối các đường nhánh từ đường QL vào khu dân cư ít nhất khoảng 1 km mới có thể góp phần làm giảm được TNGT.
Đơn cử, tuyến QL 51, mặc dù tốn rất nhiều tiền của để rào chắn hai bên đường bằng barie nhưng vẫn không mang lại hiệu quả thiết thực mà thậm chí còn phản tác dụng bởi, nước ta còn nghèo, làm đường thì chỉ đủ khả năng làm hai làn mà thôi và như vậy chẳng mấy chốc với tốc độ gia tăng phương tiện rất cao thì đường hai làn không còn đáp ứng được nữa vì lượng xe tham gia giao thông quá đông. Việc thiết kế thanh chắn đường hai bên dành cho xe máy đi bên trong thì quá chật chội và nguy hiểm do chính sự đi lại mất trật tự của dân cư hai bên đường. Do vậy, đa phần người đi xe máy phải đi bên ngoài làn dành cho xe du lịch và xe tải và như vậy rất nguy hiểm.
Vì là đường hai làn, xe tải và xe du lich chạy chung một làn, xe máy chạy một làn, nên mỗi khi xe du lịch
muốn vượt xe tải, bắt buộc xe tải phải nhường đường cho xe du lịch vượt qua. Điều này gây nguy hiểm cho cả người đi xe máy và xe tải vì phải thi nhau làm “xiếc” chạy lạng lách trên đường.
Theo tôi để hạn chế tình trạng này một phải pháp tình thế là di dời barie vào sát hai bên đường để cho đường trở nên rộng hơn, phương tiện dễ lưu thông hơn. Về giải pháp lâu dài là phải nhanh chóng phân làn riêng cho xe máy trên tất cả các tuyến đường trên địa bàn cả nước thì mới tránh được tình trạng lưu thông mất trật tự và luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn đối với loại xe này.
Trần Quang Vinh