Hiến kế giao thông

Thứ hai, 22/01/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Camera ở đây không hẳn là các Camera gắn tại các nút giao thông và trên đường để theo dõi giao thông như ở một số nước vẫn làm mà là "Camera Nhân Dân" có nghĩa là mọi người dân đều có quyền giám sát, mỗi người có thể dùng các phương tiện cá nhân của mình như máy ảnh...

HOÀNG VĂN THANH
P503 D12 TT NAM ĐỒNG.

Là một công dân cũng rất bức xúc về các vấn đề giao thông ở nước ta hiện nay, hưởng ứng đề nghị "hiến kế" của UBATGTQG và Bộ giao thông vận tải Tôi có một số ý kiến sau:

- Thứ nhất: Có thể khẳng định rằng các tai nạn giao thông thường ít xảy ra tại các vị trí có được sự giám sát chặt chẽ của Công an giao thông như ngã ba, ngã tư và nơi có chốt trực. Như vậy người tham gia giao thông sẽ lái xe cẩn thận và chấp hành tốt luật lệ giao thông nếu biết rằng mình "được" giám sát chặt chẽ. Từ đó Tôi đề nghị sử dụng Camêra để giám sát người dân tham gia giao thông, Camera ở đây không hẳn là các Camera gắn tại các nút giao thông và trên đường để theo dõi giao thông như ở một số nước vẫn làm mà là "Camera Nhân Dân" có nghĩa là mọi người dân đều có quyền giám sát, mỗi người có thể dùng các phương tiện cá nhân của mình như máy ảnh, máy quay để ghi lại các hành vi vi phạm luật giao thông. Nếu các tư liệu này chứng minh được thời gian, địa điểm và hành vi vi phạm và được gửi cho cơ quan có trách nhiệm thì phương tiện vi phạm cũng bị xử lý như bị các lực lượng có trách nhiệm phát hiện. Để thực hiện được điều này tất nhiên phải có chế độ thưởng đối với cá nhân có công phát hiện và cũng phải xây dựng được một quy định, cơ chế nhất định trong thực hiện tránh các trường hợp như: trùng lặp, phát hiện trước - phát hiện sau, dùng thủ đoạn để vu khống cho người khác....Nhưng nếu đưa vào thực hiện được thì Tôi tin ý thức người dân sẽ được nâng cao rõ rệt vì lúc nào cũng phải cẩn thận. Không khéo có khối người sắm máy quay đi kiếm tiền phạt - có khi thu nhập cũng khá. Với lại khi đi ra đường thấy cảnh chướng tai gai mắt cũng có chỗ để mà trút giận.

- Thứ hai: Các nơi xảy ra cảnh tắc đường thì ngoài chuyện đường không đáp ứng được yêu cầu thì phần nhiều là do ý thức của người dân. Tại những chỗ đông đáng nhẽ phương tiện của bên nào thì đi phần đường của bên ấy, chậm một tí cũng được nhưng sẽ hết tắc, nhưng Tôi để ý thấy người già cũng có, đàn ông, đàn bà cũng có, nông dân cũng có, trí thức cũng có mà nhất là học sinh sinh viên cứ hễ nơi nào đông chuẩn bị tắc đường là chen nhau lấn sang phần đường của bên kia thế là thành " Hai con dê đi qua một chiếc cầu" bài học ai cũng biết gây ra cảnh tắc đường thường ngày ở thành phố, đến khi có công an đến chia đôi đường mới thôi. Để nâng cao ý thức người dân về việc này Tôi đề nghị:

     + Mô hình hoá việc làm này sẽ dẫn đến tắc đường cho phát thật nhiều trong chương trình " Tôi yêu Việt Nam"

     + Hướng dẫn cho các phương tiện về cách chuyển làn rẽ phải, rẽ trái, đi thẳng tại các ngã ba ngã tư (Tôi thấy các phương tiện hay đi chéo nhau tại nơi này nhiều quá - Họ học luật nghiêm túc thì cũng biết được nhưng Tôi nghĩ nhiều người học rồi quyên, học rồi không biệt cách áp dụng, nhiều người không học ...)

- Thứ Ba:  Để giảm thiểu TNGT thì ngoài các vấn đề về ý thức ta phải xây dựng hạ tầng GT tốt. Các biện pháp như cấm xe, đèn đỏ dược rẽ phải hay không rẽ phải ... chỉ là giải pháp tình thế. Vấn đề xây dựng hạ tầng GT không phải Bộ giao thông muốn là làm được, nó liên quan đến rất nhiều bộ ngành. Mà điều quan trọng nhất là phải xuất phát từ khâu quy hoạch, Nhất là ở các thành phố lớn. Các thành phố khi đã làm xong quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết thì khi mở đường ta cũng phải tính đến thực hiện quy hoạch chi tiết ngay. Ví dụ khi ta mở đường Đào Tấn thì toàn bộ khu đất xung quanh đường Đào Tấn trong quy hoạch  đã được xác định (đến đường Đội Cấn chẳng hạn) tiến hành xây dựng các công trình theo đúng quy hoạch chi tiết, mà chủ yếu là xây dựng các nhà cao tầng theo tiêu chí thành phố hiện đại. Các hộ dân đang sinh sống trong khu vực giải toả được chuyển tạm thời ra ngoài khu vực. Ta xây các chung cư ở ngoại ô để tạm thời đưa dân ra đấy ở. Các hộ dân này không được đề bù bằng tiền mặt vì như thế sẽ rất khó đáp ứng mà được đền bù bằng căn hộ có thể là nhiều căn trên cơ sở xác định số nhân khẩu đang sinh sống, diện tích đất bị thu hồi, vị trí đất....Các chủ đầu tư xây dựng khu chung cư sẽ bán các căn hộ còn lại ngoài các căn hộ đã đền bù để lấy tiền xây dựng. Như vậy dần dần ta sẽ có được 1 thành phố rất hiện đại theo quy hoạch đã được định trước, vấn đề hạ tầng giao thông lúc đó sẽ được giải quyết ổn thoả. Để thực hiện được điều này phải có chủ trương của Chính Phủ, thậm chí bằng cả luật của QH. Tôi nghĩ người dân sẽ ủng hộ vì những người bị ảnh hưởng chỉ là số ít còn đa số người dân sẽ đồng tình vì có được môi trường sống tuyệt vời hơn. Ngay cả người dân bị giải toả có đất "đẹp" nếu được bồi thường bằng nhiều căn hộ thì họ vẫn có được cuộc sống tốt bằng cách cho thuê căn hộ. Rồi đây chúng ta sẽ có được HN, TP HCM ...sánh vai với các thành phố hiện đại trên thế giới, khỏi phải lo nhà mỏng, đường xá chật hẹp, không có chỗ vui chơi....

Trên đây là một số ý kiến "mạo muội" xin được đóng góp.

 

 

 

 

HOÀNG VĂN THANH

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)