Người gửi: TS.Nguyen Xuan Chuan
E-mail: ·nnchuan@hn.vnn.vn
Ngày: Thứ năm, 01/02/2007
Là một người hàng ngày đi làm bằng xe máy, nhiều khi cũng tự lái ôtô nếu thấy tiên lợi hoặc khi đi xa, và tôi cũng đã có điều kiện đi công tác ở nhiều nước trên thế giới cũng như bản thân đã sống nhiều năm ở nước ngoài, tôi xin chia sẻ những suy nghĩ của mình về giao thông đường bộ và ATGT đương bộ ở Việt Nam.
Trước hết tôi thấy nhiều biện pháp mà các quan chức Hà Nội đưa ra cho thấy họ thật sự là các ông quan liêu, suốt ngày đi họp, chẳng chịu đi thị sát nắm tình hình thực tiễn, chỉ biết ngồi đó ra các quy định mà chẳng đi kiểm tra xem cấp dưới của họ thực hiên ra sao. Ông Nhanh, trong phỏng vấn của VNExpress nói răng 1.000 CSGT làm việc trong điều kiên vất vả từ 5h sáng đến 21g tối. Ông ấy đã bao giờ đi kiểm tra xem CSGT làm viêc thật sự thế nào chưa? Thật ra họ chỉ có mặt đầu tầm sáng và cuối tầm chiều. Còn lại chắc họ đi họp cơ quan???.
Họ có mặt, nhưng họ làm không hết phận sự cho nên tình hình ATGT không cải thiện được là bao.Họ làm ngơ trước những vi phạm hiển nhiên của người đi bộ (Không phạt thì ít ra họ cũng phải nhắc nhở hoặc ngăn cản chứ), người đi xe đạp, xe thô sơ chở hàng cồng kềnh ( cả chùm thanh nhôm đùn dài 6m, những biển quảng cáo dài không kém ) dắt bộ đi qua mặt họ như không có gì, học sinh đi xe đạp hàng 3 hàng 4, đi vượt đèn đỏ họ đâu có xử lý. Người đi bộ thì khỏi nói, họ đi qua đường, qua ngã tư bất cứ lúc nào bất chấp đèn giao thông, trước mặt cảnh sát.
Lính của ông Nhanh cũng rất tuỳ tiên trong việc bắt lỗi người tham gia giao thông. Nơi thì họ bắt lỗi vì dừng xe trước đèn tín hiệu giao thông vượt vạch sơn liền, nơi thì CSGT để mặc người đi xe máy đỗ tràn ngang lòng đường.Các tuyến phố gọi là “văn minh đô thị” (chẳng hiểu ai nghĩ ra cai cụm từ ấy – các vị cứ đến Đài Bắc mà xem họ có văn minh đô thị hơn Hà Nội không mà ngay các đường phố sầm uất nhất xe máy vẫn nghiêm chỉnh đỗ san sát bên nhau hướng mũi ra mặt đường, và chắc Hà Nội cũng đang sửa sai khi cho để XM trên các vỉa hè rông trên 3,5m) thì cấm để XM trong khi đó các bác xe Honda ôm thì thoải mái ngồi trên xe đỗ dưới lòng đường lại còn sát ngay ngã tư thì chẳng bị xử lý gì.
Xe máy không biển kiểm soát đi 3 người qua mặt họ như không có gì. Đi xe đạp cầm ô, vừa đi xe máy vừa sử dụng điện thoại di động CSGT cũng làm ngơ??. Chắc chắn phải hơn 50% xe máy không có gương hậu nhưng CSGT không xử phạt (Chưa kể đến tuy có gương hậu nhưng người điều khiển xe máy hầu như không quan sát qua gương hậu. Ông Nhanh than phiền rằng xử lý hơn chục lỗi cũng mệt lắm rồi, tôi không hiểu họ xử lý những lỗi gì nữa, trong khi những lỗi cơ bản thế họ còn làm ngơ?).
Những chỗ cần sự có mặt của CSGT như trước cổng trường học giờ đến trường và giờ tan trường, trước cổng các bệnh viện, các nhà ga, trước các siêu thị…thì chả thấy mặt họ đâu. Họ chủ yếu rình bắt lỗi người điều khiển phương tiên chứ ít quan tâm nhắc nhở hặc xử lý những vi phạm gây cản trở giao thông ( hàng ngày tôi chứng kiến cảnh một ôtô CSGT (31A-8669) đỗ ở đầu đường Trần Hưng Đạo, có 4 CSGT, họ đứng đấy để bắt lỗi những xe ôtô cán vạch sơn liền mặc dù chỗ đó chỉ là một đoạn một chiều từ Trần Khánh Dư rẽ vào THĐ. Có cán vạch sơn ở đó thì cũng chẳng ảnh hưởng gì tới ách tắc GT. Trong khi đó ở cách chỗ họ đứng không đầy 100m nhiều xe tải taxi và xe taxi đỗ ngay dưới lòng đường chỗ cấm đỗ, có vạch sơn liền gây cản trở GT thì họ chẳng đoái hoài gì tới???.
Ông Nhanh nói những tuyến đường có đủ lựơng xe buýt phục vụ sẽ cấm XM và xe ôtô du lịch trong giờ cao điểm.Thật vô lý, số người đi XM và ôtô du lịch đến các địa điểm khác không nằm trên tuyến xe buýt ấy mà họ vẫn phải đi một đoạn trên tuyên ấy thì rất nhiều, và như vậy mặc nhiên họ sẽ phải lách đi đường khác, vòng vèo lại gây ách tắc GT ở chỗ khác. Thật ra ngay ở các đô thị hiện đại khác trên thế giới xe buýt cũng chỉ giải quyết được 7-10% lượng hành khách là cùng, còn lại phần lớn nhờ vào Metro, xe lửa (các hệ thống vận chuyển hành khách công cộng cũng chỉ chuyên chở được 20% hành khách là cùng).
Ở Hà Nội với kết cấu hạ tầng yếu kém thì đừng kỳ vọng quá vào xe buýt và 80% dân Hà Nội về lâu dài vẫn phảI sử dụng phương tiện cá nhân là chính. Hơn nữa vận hành xe buýt vẫn là gánh nặng cho ngân sách Nhà nước vì lỗ lớn (Hình như Hà Nội phải bù lỗ gần 200 tỷ đồng và T.P. Hồ Chí Minh bù lỗ gần 500 tỷ đồng cho xe buýt). Như vậy hiển nhiên tăng cường xe buýt đến mức không hợp lý và tìm cách cấm xe máy sẽ không đem lại kết quả mong muốn và chỉ thể hiện sự yếu kém và bế tắc của các cơ quan quản lý.Phải nhận thức rắng nguyên nhân của mọi nguyên nhân không phải là cái xe máy, vật vô tri, mà là con người, từ con người quản lý đến con người bảo vệ luật pháp và trước hết là con người điều khiển xe máy.Dưới đây tôi xin đề xuất một sồ giải pháp có thể giảm thiểu ách tắc và tai nạn giao thông:
1) UBATGT Quốc gia nên thuê một công ty tư vấn quốc tế có kinh nghiệm tìm các giải pháp có cơ sở khoa hoc và thực tiễn dựa trên các kết quả điều tra của họ.
2) UBATGT chỉ nên tập trung vào những giảI pháp cấp bách, ngắn hạn. Những giải pháp lâu dài liên quan đến kết cấu hạ tâng hãy để các Bộ, ngành liên quan giải quyết.
3) Nên khẩn trương sửa đổi Luật giao thông đường bộ. Một số quy định không còn phù hợp vẫn được duy trì. Chúng ta đã là thành viên WTO thì ắt cũng phải sửa đổi luật giao thông đuờng bộ cho phù hợp thông lệ quốc tế .Ví dụ như cấm lưu hành xe ôtô tay lái nghịch, hay chỉ được phép vượt bên trái, không cấm các phương tiện sử dụng còi trong thành phố…Nước ngoài trên xa lộ nhiều làn xe thì được phép vươt bên phải, như vậy giao thông sẽ sẽ thoát hơn. Việc thực thi luật giao thông đường bộ cần phải được thông nhất toàn quốc.Vì sao mà chỉ T.P.Hồ Chí Minh quy định xe ôtô tải phải đi ở làn xe bên phải (rất hợp lý).
Ví sao mà tỉnh Hải Dương lại cho phép xe công nông, xe đầu ngang đi trên xa lộ. Vì sao mà chỉ có T.P. HCM quy định tại các ngã tư có tín hiệu đèn giao thông thì xe ôtô phải dừng lại sau xe máy khoảng một thân xe để nhường chỗ cho xe máy đỗ trước.Như vậy khi có đèn xanh các xe máy rẽ trái sẽ rẽ được ngay không cản trở giao thông? Việc cấm sử dụng còi trong thành phố buộc người điều khiển phương tiên phải đi thận trọng hơn .Ơ Trung Quốc khi áp dụng lệnh cấm dùng còi trong thành phố đã giúp giảm tai nạn giao thông.Trong đô thị các nước người ta chỉ cho phép giao, nhận háng hoá vào ban tối, chúng ta lại thả nổi việc này.Thiết nghĩ việc thu gom rác đô thị cũng chỉ nên cho phép làm ban đêm. Cần phảI sửa lại quy định nghiêm ngặt về lưu thông một chiều, cấm tuyệt đối mọi lưu thông ngược chiều dưới lòng đường kể cả đi bộ ngược chiều, dắt bộ các phương tiện giao thông ngược chiều lưu thông cho phép.
4) Đối với CSGT cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp cho họ : Làm việc hết mình, không vụ lợi. Nếu chỉ đứng trực ở các ngã ba ngã tư đường thì CSGT không ngăn chặn tích cực được các hiện tượng vi phạm luật giao thông, người tham gia giao thông dễ đối phó. Nên có các lực lương thương xuyên tuần tiễu, kiểm tra trên các tuyến đường như CS113 thường làm .Cũng cần có các cán bộ kiểm tra kín việc thực thi nhiêm vụ của CSGT.
5) Để hạn chế người dân sử dụng phương tiên giao thông cá nhân, cần nâng chi phí sử dụng xe. Có thể đưa phụ phí vào xăng dầu, tăng phí đăng ký, tăng phí kiểm định, tăng phí đỗ xe dưới lòng đường. Như vậy người có phương tiện sẽ giảm tần suất sử dụng phương tiện cá nhân. Thậm chí có thể áp phí đỗ xe cao hơn hẳn trong giờ cao điểm. Như vậy người chưa có phương tiện cá nhân sẽ cân nhắc kỹ hơn khi mua. Kiểm soát chặt khoản thu và đưa vào cải thịên hệ thống giao thông đường bộ.
6) Nâng mức phạt vi phạm lên cao đáng kể để răn đe. Ví dụ như không đội mũ bảo hiểm thì phạt tiền ngang với giá trị mua mũ bảo hiểm, bắt người đI xe máy sẽ phải sắm mũ, không để bị phạt. Có thể bãi bỏ việc giam phương tiện mà thay vào đó bằng buộc đi lao động công ích như Singapore không chỉ đối với người điều khiển mà cả đối với người đi kèm ba. Như thế sẽ có tác dụng giáo dục cao hơn bởi ngưòi vi phạm phải hy sinh ngày nghỉ để đi lao động công ích.Người vi phạm bị thu giữ giấy tờ cho đến khi hoàn thành lao động công ích.Tốt nhất là bắt đi dọn vệ sinh đường phố.
7) Bộ giáo dục và đào tạo phảI phối hợp với CSGT, nhà trường giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinh. Chấm dứt việc không kiểm soát được hành vi chưa đến tuồi được cấp giây phép lái xe máy mà vẫn sử dụng xe máy. Nhà trường đánh vào điểm hạnh kiểm xấu những hoc sinh tái phạm, CSGT kiểm tra ngay tại những bãI gửi xe gần trương học, Bộ GDDT xử lý trách nhiêm đối với lãnh đạo các trương có học sinh tái phạm. Đối với các trường hợp đua xe máy trái phép thì tich thu phương tiện và không cho đăng ký xe máy vĩnh viễn. Cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm luật giao thông của hoc sinh, sinh viên. Hiện nay học sinh đi xe đạp vi phạm luật giao thông phổ biến nhưng không bị trừng phạt. Cần phải thiết lập trật tự trước cổng các trường ở mặt phố vào các giờ cao điểm.
8) Bộ Xây dựng bổ sung vào các quy định xây dựng công trình dân dụng yêu cầu phải bố trí đủ diện tích đỗ ôtô và xe máy. UBND các đô thị lớn ưu tiên cấp đất cho các dự án xây nhà đỗ xe ôtô tự động ( tốt nhất là ngầm dưới đất) tại các trung tâm thương mại, hành chính. Bộ Tài chính xem xét lại mức thu phí đỗ xe phù hợp với điều kiên khấu hao công trình.
9) Đẩy nhanh công cuộc cải cách hành chính cũng giảm bớt nhu cầu đi lại của dân, giảm bớt ách tắc giao thông( Hà Nội đã cố găng đơn giản thủ tục đăng ký kinh doanh từ 8 lần đi lại các cửa cần thiết xuống còn 5 lần thôI thì cũng còn rườm rà nhưng ít nhất cũng giảm được 37% số lần đi lại). Tăng cường áp dụng giao dich qua mạng ( ứng dụng CNTT) cũng giảm được tần suất đi lại cần thiết.
10) CSGT nên thay đổi cách lập biên bản vi phạm. Làm như hiện nay CSGT tập trung vào lập biên bản người vi pham tại chỗ nên không tập trung theo dõi giao thông. Nên phát cho người vi phạm một thẻ có địa chỉ đồn CA mà người vi phạm sau này sẽ phải đến để lâp biên bản, thu giữ giây tờ của người vi phạm. Nều đến làm biên bản sai hẹn sẽ bị nâng mức phạt.
11) Cần từ bỏ cung cách của các nhà quản lý cổ hủ lâu nay là hễ khó hoặc không quản lý được là cấm. Các nhà quản lý cứ viện dẫn Trung Quốc để lăm le cấm xe máy ở Hà Nội.Sao họ không học tập kinh nghiệm của Đài Loan, đảo quốc được coi là siêu cường quốc xe máy. Ở Đái Loan xe máy được coi là phương tiện đi lại lý tưởng nhất. Đài Loan có 23 triệu dân và họ sử dụng tới 13 triệu xe máy, tức là 1 xe máy/1,76 người (ở Việt Nam 1 xe máy/5,5 người). Ngay tại Đài Bắc với 2,6 triêu dân có 1,02 triệu xe máy (mật độ 1 xe máy/2,6 người), có hệ thống tàu điện ngầm, xe bus, tàu hoả nội đô, nhưng cũng chỉ vận chuyển được 19% sồ người đi lại hàng ngày. Đài Loan sử dụng tới 6,447 triệu xe du lịch ( gấp 20 lần Việt Nam ) vậy mà số tử vong do tai nạn giao thông năm 2003 chỉ có 2.718 người trong đó tử vong vì xe máy 1.200 người.(39,48%).Và mỗi năm thị trường xe máy Đài Loan tiêu thụ 800,000 xe máy. Đài Loan không có chủ trương hạn chế xe máy, ngược lại không ngừng tìm các biện pháp nâng cao an toàn giao thông cho xe máy.Ở Đài Bắc ngoài việc bố trí đủ chỗ đỗ cho xe máy, họ thực hiện 3 giái pháp sau đây:
a) Có làn xe dành riêng cho xe máy.
b) Dành diện tích đỗ chờ đèn tìn hiệu giao thông cho xe máy đỗ trước ôtô để lưu thông thoát hơn (T.P.HCM cũng có thực hiện ở một số ngã tư).
c) Rẽ trái hai bước :Xe máy khi rẽ trái không rẽ ở giữa ngã tư mà đi thẳng qua ngã tư chờ ở điểm chuyển hướng rẽ trái.Khi có đèn xanh mới đi theo dòng xe cùng chiều.
12) Muốn có sự chuyển biến nhanh đề nghị CSGT làm việc cật lực vài tháng, không kể ngày nghỉ, không theo giờ hành chính, bởi lẽ người dân biết trước lúc nào không có CSGT là lại ngang nhiên vi phạm luật giao thông. Lãnh đạo ngành và UBATGT quốc gia cũng nên thường xuyên vi hành kiểm tra họ.
13) Phải xử lý thật nghiêm hoc sinh vi phạm luật giao thông, bởi lẽ nếu không họ sẽ nuôi trong người thói quen không chấp hành luật nói chung vào cuộc sống sau này. Bộ GDDT phải xử lý lãnh đạo các trường còn có học sinh thường xuyên vi phạm luật giao thông (không chỉ đi xe máy, kẹp 3, kẹp 4, mà cả đI xe đạp hàng 3, hàng 4, đứng dưới lòng đường trò chuyện..)