THƯỢNG LỘ BÌNH AN

Thứ hai, 22/01/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
 Người ta đã thường chúc nhau “Thượng lộ bình an” hay “đi đến nơi về đến chốn” cho thấy an toàn đã trở thành một thuộc tính gắn bó hữu cơ cùng với hoạt động giao thông vận tải (GTVT). Tuy vậy, có những những vấn đề mang tính quy luật trong giao thông:
 Người gửi: Trần Đình Hiệp
E-mail: trandinhhiep@gmail.com
Ngày: Thứ bảy, 13/01/2007

  

Bài viết có tham khảo thông tin từ trang  web của  Trườ ng TCYT Lào Cai và  ảnh vệ tinh của Google Earth

 

Người ta đã thường chúc nhau “Thượng lộ bình an” hay “đi đến nơi về đến chốn” cho thấy an toàn đã trở thành một thuộc tính gắn bó hữu cơ cùng với hoạt động giao thông vận tải (GTVT). Tuy vậy, có những những vấn đề mang tính quy luật trong giao thông:

- Giao thông vận tải có tính xã hội cao. Trên một con đường thường có nhiều người, phương tiện cùng hoạt động mà nhận thức tâm lý, thói quen cũng như khả năng điều khiển phương tiện của mỗi người là khác nhau nên nếu hoạt động này không được trật tự hoá sẽ phát sinh nhiều va chạm nguy hiểm. Xu thế xã hội hoá toàn cầu trong hoạt động của con người, của các quốc gia hiện đang tăng lên thì việc đi lại cũng tăng lên. Việc đi lại nhiều lên tức là tăng số lượng các phần tử trên đường tất yếu dẫn đến va chạm mất an toàn tăng lên.

- Muốn giảm thời gian đi lại để làm được nhiều việc, quay vòng vốn nhanh thì phải tăng tốc độ. Khi tăng lên thì khả năng làm chủ tốc độ sẽ khó khăn, dễ nảy sinh va chạm, và khi tốc độ tăng cũng làm cho động lượng của khối người và phương tiện gia tăng lên, chứa đựng nguy hiểm cao lên.

Điều này thể hiện rõ ở hầu hết các nước khi mật độ giao thông thưa thớt, khi phương tiện giao thông thô sơ, tốc độ thấp thì tại nạn giao thông và ùn tắc giao thông ít xảy ra (thì TTATGT chưa thành vấn đề lớn của xã hội) nhưng loài người đã, đang và sẽ còn phải chấp nhận các phương tiện giao thông như một nguồn nguy hiểm cao đối với xã hội; chấp nhận mặt trái của hoạt động giao thông vận tải, đó là sự mất an toàn mà chỉ có thể hạn chế chứ không thể xoá bỏ hoàn toàn.


I. Những nguyên nhân:
Trật tự an toàn giao thông là một lĩnh vực rộng lớn với nhiều quan hệ đan xen nên việc xem xét nguyên nhân tai nạn giao thông (TNGT) và ùn tắc giao thông (UTGT) rất phức tạp. Có thể dựa vào những tiêu chí khác nhau để đưa ra một hệ thống nguyên nhân dẫn đến TNGT và ATGT nhưng có thể dựa vào các yếu tố cấu thành hoạt động giao thông để đưa ra các nhóm nguyên nhân cơ bản như: công trình giao thông, phương tiện giao thông; con người tham gia và người quản lý hoạt động giao thông
1.      Nguyên nhân về công trình giao thông: Xin tham khảo một số hệ thống  giao thông của nước ngoài:

 

Ảnh 1: Hệ thống giao thông tại Tokyo, Nhật Bản: Hệ thống đường rất “dày”, khổ đường rộng. Quỹ đất cho giao thông  tương đổi hợp lý  với các quỹ đất  khác.

 

Ảnh 2: Giao thông Paris, Pháp với  hàng  loạt  cây  cầu “vô  tư”  bắc qua con sông Sein nổi tiếng, đối với Huế thì không được vì người ta cho rằng làm mất vẻ đẹp dòng Hương ?! 

   

Ảnh 3: Giao thông tại Bangkok, Thái Lan. Quốc gia này sử dụng khổ đường không lớn vì không giành nhiều quỹ đất cho giao thông (?), bù lại, họ sử dụng đường nhiều tầng nên thực tế diện tích đường gấp nhiều lần hình ảnh nhận được

 


Ảnh 4: Giao thông tại Moskva, Nga. Người Trung Quốc cho rằng giá đất ở Moskva  đắt nhất thế giới (chứ không phải Tokyo) cũng phải vì họ giành rất nhiều quỹ đất cho giao thông và các công trình phúc lợi khác.

 

Ảnh 5: Và đây là một góc của Hà Nội. Nếu không có tắc đường, kẹt xe thì đó mới là chuyện lạ….

2. Nguyên nhân về phương tiện giao thông. Ở Việt Nam thì phương tiện giao thông là hỗn hợp, đa dạng, nhiều phương tiện giao thông đã sử dụng quá thời hạn, trong đó phương tiện giao thông cá nhân rất phổ biến. Nhiều số liệu thống kê chỉ ra rằng: dân số tại TP.HCM ngày càng tăng, phương tiện giao thông tăng, ô nhiễm môi trường không cải thiện. Trong khi đó, cầu đường rất thiếu, khiến cho vận tốc lưu thông đang giảm dần tới ngưỡng... người đi bộ

 

3. Nguyên nhân về phía con người tham gia giao thông và người quản lý hoạt động giao thông.
    a. Nguyên nhân về phía con người tham gia giao thông: Ý thức pháp luật của người tham gia giao thông quá kém, thực trạng cho thấy:
        - Khi tham gia giao thông chỉ quan tâm đến việc “có đi được không” chứ không quan tâm đến việc “có được đi không” nên cứ thấy chỗ nào trống là đi vào bất kể trái phải.
        - Cho rằng luật giao thông là của người đi xe cơ giới còn xe thô sơ, người đi bộ thì phải được ưu tiên tức người đi xe đạp phải nhường người đi bộ, người đi xe cơ giới phải nhường đường cho xe thô sơ trái hẳn với nguyên tắc đi đường theo luật giao thông. Nhiều người đi ngang, rẽ tắt thoải mái. Họ thản nhiên đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ, đường giành cho xe cơ giới.
        - Đối với người lái ôtô, môtô: thói quen uống rượu bia khi điều khiển xe, tăng tốc độ xe quá quy định để vòng tăng chuyến, hiện tượng tranh giành khách, cố ý trở quá tải gây nguy hiểm cho công trình và người tham gia giao thông xảy ra không ít. Nhiều người ngại học luật giao thông lại sợ bị phạt nên tìm cách mua bằng để yên tâm! Một số thanh niên hay điều khiển xe lạng lách, đánh võng, tham gia đua xe trái phép nhất là ở các thành phố lớn. Một số quyền lợi cá nhân đã bất chấp pháp luật, bất chấp đạo lý, rải đinh trên đường gây ra những hậu quả khó lường. Nhiều chủ phương tiện không thực hiện kiểm tra an toàn phương tiện giao thông của mình, khi đến kỳ kiểm định lại thuê, mượn phụ tùng tốt để che mắt nhà chức trách.
    b. Nguyên nhân về phía người quản lý tham gia giao thông: Tình trạng gia tăng TNGT và ùn tắc giao thông do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do quản lý nhà nước còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm, vấn đề này thể hiện ở 1 số điểm sau:
        - Thiếu chiến lược, quy hoạch phù hợp và kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ và phương tiện vận tải đường bộ. Những năm qua, tuy hệ thống đường bộ đã được cải thiện đáng kể song còn nhiều bất cập, yếu kém.
         - Buông lỏng quản lý trật tự, kỉ cương trong giao thông; lực lượng thực hiện cưỡng chế thi hành pháp luật thiếu hiệu lực. 
        - Chính quyền địa phương, đặc biệt chính quyến phường, xã chưa thật sự quan tâm, kiên quyết thực hiện các biện pháp bảo đảm TTATGT.
         - Đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều tiêu cực nhất là trong lĩnh vực sát hạch cấp phép lái xe, kiểm định phương tiện cơ giới và cả trong xử lý vi phạm pháp luật.
        - Công tắc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật chưa tốt; chưa huy động được sức mạnh của toàn xã hội tích cực tham gia bảo đảm TTATGT.

II. Một số giải pháp: Tình hình TNGT ngày càng gia tăng gây tác hại hết sức nặng nề cho tính mạng con người và tài sản xã hội, có nhiều giải pháp khác nhau phụ thuộc nhận thức và điều kiện.

    1.Giải pháp trước mắt: chấp nhận mang tính chắp vá để cải thiện tình trạng hiện nay, theo tôi có thể là: - Vỉa hè: mở rộng và cải tạo để chỉ dành cho người đi bộ và người đi xe đạp (xe đạp không lưu thông vào đường xe máy và ô tô), ngăn cách với đường lớn bằng hàng rào sắt chắc chắn. Trồng và chăm sóc những loại cây leo, hoa cảnh để làm đẹp hàng rào này. Cấm xe tập trung tại vỉa hè, xe máy của các hộ ở trong khu vực này luôn phải ưu tiên tuyệt đối cho người đi bộ và xe đạp. Việc quy hoạch số lượng các cửa hàng kinh doanh mặt tiền cũng được tính toán để không gây ra sự tập trung giao thông quá đông tại một địa điểm. Ví dụ trong một tuyến phố chỉ cấp giấy phép cho một số cửa hàng kinh doanh. Buộc những hộ kinh doanh phải có địa điểm để xe riêng. Có như thế, những cây cầu vượt, hầm vượt dành cho người đi bộ mới phát huy tác dụng.
        - Cửa ngõ thành phố giao thông thường bị hạn chế bởi tình trạng “thắt cổ chai” do mặt cắt ngang cầu hẹp, hoặc do công trình đang thi công, do tải trọng cầu không đồng bộ với đường...cần được giải quyết nhanh chóng. - Giáo dục: Một học sinh, sinh viên có thể "sống" nếu học dốt môn học này môn học kia, nhưng có thể "chết" vì không hiểu biết luật giao thông. Nên bỏ một vài tiết của môn Sử, Địa, Văn... và thay vào đó bằng những tiết dạy về Luật giao thông bắt buộc.
        - Những cụm cư dân đông đúc dọc hai bên quốc lộ phải được "cách ly" với quốc lộ bằng hàng rào vững chắc. Dùng đất (mốc giải phóng mặt bằng) để tạo cho họ 1 con đường nhỏ mới song song Quốc lộ, buộc người dân mỗi lần sang đường phải đi xa hơn nhưng bù lại, mạng sống họ được vẹn toàn hơn.
         - Những con phố cổ nhỏ ở Hà Nội nên hình thành phố đi bộ và xe đạp. Người Việt Nam dạo này đi bộ kém xa người các nước khác. - Địa điểm Nhà ga xe lửa tại các thành phố lớn hầu hết đã không còn hợp lý, cần di chuyển (lui) ít nhất 5 km về hướng ít đông dân. Một chuyến tàu không biết chở được bao nhiêu hành khách nhưng mỗi lần qua nút giao với đường bộ, có thể gây tắc nghẽn giao thông cho hàng trăm người trong khoảng 30-45 phút
        - Khắc phục tạm thời những điểm thường kẹt xe (ngã tư, ngã 5...) bằng những con đường "lưới nhện", kèm theo hệ thống báo hiệu "nguy cơ tắc đường" (xem hình mô phỏng).

 

 

 

 

 

       Những ngã 5,6 được hình thành bởi giao của những đường khác nhau (rộng_hẹp). Lưới nhện 1 (vòng trong) kết hợp với đèn báo và phân luồng hợp lý sẽ giảm ùn tắc 1 phần giao thông tại tâm. Một phần lưới nhện 2 (vòng ngoài ) có thể sử dụng thêm cho những đường lớn mật độ xe nhiều.

2. Giải pháp tương lai: Không có cách nào hơn, đó là thực hiện chuẩn hoá các công trình giao thông, kiểm toán ATGT nghiêm ngặt, sử dụng các phương tiện giao thông thông minh, các thiết bị tự kiểm tra kiểm soát hiện đại. Điều đó chỉ thực hiện khi ngân sách dành cho GTVT đủ lớn, khi quy hoạch thành phố đã hoàn chỉnh và dĩ nhiên là một khoảng thời gian không hề ngắn

 

Tháng 1.2007

Ks. Trần Đình Hiệp

Trần Đình Hiệp:trandinhhiep@gmail.com

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)