Những điều mắt thấy tai nghe (Bài của bạn Tô Quang Anh)

Thứ sáu, 12/01/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Nhà tôi ở P. An Phú Đông, Q. 12. Trên đường này có con lươn phân cách khá dài (khoảng 1 km). Hàng ngày đi làm việc phải ra xa lộ Đạ Hàn (Nay là Quốc lộ 1 A). Hiện tượng đập vào mắt thường xuyên là cảnh các xe gắn máy chạy ngước chiều, cả hai bên của con lươn phân cách, thậm chí phóng bạt mạng (hình như họ cố chạy để thoát nhanh khỏi đoạn ngược chiều)...

Tôi không có tham vọng hiến kế, mà chỉ nêu ra những hiện tượng nhìn thấy hàng ngày trong khi tham gia giao thông để các cấp có thẩm quyền tìm cách khắc phục.

- Nhà tôi ở P. An Phú Đông, Q. 12. Trên đường này có con lươn phân cách khá dài (khoảng 1 km). Hàng ngày đi làm việc phải ra xa lộ Đạ Hàn (Nay là Quốc lộ 1 A). Hiện tượng đập vào mắt thường xuyên là cảnh các xe gắn máy chạy ngước chiều, cả hai bên của con lươn phân cách, thậm chí phóng bạt mạng (hình như họ cố chạy để thoát nhanh khỏi đoạn ngược chiều). Như vậy làm con lươn phân cách quá dài có phải là ý kiến hay ?. Dân ta, nhứt là dân vùng ven, ít có ý thức tự giác, chỉ thấy tiện thì đi. Để giải quyết hiện tượng này, cảnh sát giao thông phải thường xuyên bố trí theo dõi, nhắc nhở và phạt. Vì tai nạn phát sinh từ hiện tượng này là đa số trên xa lộ. Tuy nhiên, mâu thuẩn hành chánh là : không thể bố trí đủ cánh sát giao thông và người dân đối phó lại bằng cách dắt xe đi bộ ngang qua mặt CSGT.

- Tôi chứng kiến rất nhiều trường hợp CSGT hình như có phân chức năng: Người nào phạt xe hơi thì chỉ lo đến xe hơi; Người nào phạt những người không đội nón bảo hiểm, thì chỉ lo phạt những ai không đội nón bảo hiểm; Hoặc có kẻ chỉ lo phạt người vi phạm luật khác ... Hình như không có sự phân chia mức độ nặng nhẹ của vi phạm luật giao thông. Ví dụ, người không đội nón bảo hiểm, thì cùng lắm là họ bị hại khi gặp tai nạn, chứ không gây cho người khác, nhưng chạy xe bạt mạng ngược chiều thì lại gây tai nạn cho người và cho chính mình, tôi phải nặng hơn nhiều so với không đội nón bảo hiểm chứ ?

- Như trên đã nói, tôi thường xuyên thấy người chạy xe phạm lỗi thường đối phó bằng cách dắt xe đi bộ ngang qua mặt CSGT rồi sau đó là lên xe phóng đi. Tại sao không có luật xử trường hợp này ? CSGT có thể kiểm tra tình trạng xe, nếu thấy họ dắt. Kẻ dắt xe thực sự chỉ có thể : hoặc xe bị hư hỏng, hoặc xe hết xăng, hoặc xe bị thủng bánh. Nếu không rơi vào các tình trạng này thì rõ ràng kẻ dắt xe là có gian ý, đáng bị phạt. Tuy nhiên, lại cũng có trường hợp, nhà họ ở gần chổ quay đầu xe, chỉ cần dắt ngược chiều một đoạn ngắn là qua được bên kia phần con lươn. Như vậy thì lại không thể phạt họ.

- Tôi cũng đã thử đi xe bus, nhưng xe bus ở TP.HCM chủ yếu là kinh doanh chứ không thực sự phục vụ cho việc giảm lưu lượng xe trong thành phố. Hiển nhiên, vì xe bus chạy lòng vòng để đón được nhiều khác, rất mất thời gian cho người sử dụng. Lẽ ra, các công ty kinh doanh xe bus phải cùng với Sở GTCC phân tuyến đường, sao cho mỗi tuyến xe bus là tuyến ngắn nhất dành cho khách sử dụng. Tôi thà rằng chuyển xe để đi được đến nơi mình muốn, chứ không thích theo xe đi lòng vòng. Xe bus ở TP. HCM ghi tuyến rất khó hiểu, khó sử dụng. Cái quan trọng là số tuyến ?, tuyến đó đi qua những đường nào ? thì ghi nhỏ và không rõ ràng, còn cái không quan trọng là xe của công ty nào, thì lại ghi rất lớn. Khi còn học ở Liên Xô, chúng tôi dù chưa thạo từ ngữ, nhưng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng rất dể dàng, vì họ ghi rất rõ, rất dể hiểu. Để chỉ đường, chúng tôi chỉ cần dặn lẫn nhau :đi xe bus số ... mấy trạm, chuyển sang tàu điện số ... mấy trạm, chuyển qua tàu điện ngầm ở trạm gì, đi thêm mấy trạm ... cứ thế là đến nơi mình cần đến. Do đó bên Liên Xô, rất ít người có xe riêng mà giao thông vẫn rất tốt, giá cả phải chăng, mọi tầng lớp cư dân đều chấp nhận được.

- Tôi đọc báo, thấy ở Trung Quốc đang phát triển loại xe đạp gấp được. Đây là ý kiến hay, vì đi xe đạp rất tốt cho cơ thể và tốt cho môi trường, ai cũng biết như vậy. Xe có thể gấp lại để đi xe bus (khi cần đi xa, đi nhanh). Các nhà máy của ta dể dàng sản xuất các loại xe đạp kiểu này, nhất là phát triển các loại xe đạp mini, gấp được cho cả người lớn và trẻ em sử dụng (sao cho nhẹ, gọn và tốt).

- Để hạn chế xe gắn máy, chúng ta không thể dùng biện pháp hành chánh như trước đây, là không cho người dân mua chiếc xe thứ 2, thứ 3. Vì thực chất, dù người nào đó có mua 10 chiếc xe thì họ mỗi lần cũng chỉ sử dụng có 1 chiếc. Nhưng luật có thể cấm các loại xe quá củ : về số năm sử dụng và hình thức quá tàn tạ, khói nhiều gây ô nhiểm môi trường. Có người thích chơi xe cổ, điều đó sẽ được phép với điều kiện họ phải tân trang lại, sao cho sử dụng an toàn và không gây ô nhiểm.

Trên đây là vài điều nhận thấy của tôi, không thể xem như là hiến kế, mà chỉ để các cơ quan chức năng tìm cách khắc phục.

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)