Hai giải pháp cho giao thông Việt Nam

Thứ tư, 07/02/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

 

    Hiện nay tôi đang học tập tại Hàn Quốc, một quốc gia có nền văn hóa khá giống Việt Nam. Qua những quan sát của cá nhân, tôi thấy có nhiều điều có thể học từ giao thông ở đây. Trong bài này tôi đưa ra hai giải pháp dựa trên hai nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông hiện nay đó là: “ý thức tham gia giao thông” và “ vai trò của phương tiện giao thông”...

Người gửi: Đào Lê Hải
E-mail: dlhai17@yahoo.com
    Hiện nay tôi đang học tập tại Hàn Quốc, một quốc gia có nền văn hóa khá giống Việt Nam. Qua những quan sát của cá nhân, tôi thấy có nhiều điều có thể học từ giao thông ở đây. Trong bài này tôi đưa ra hai giải pháp dựa trên hai nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông hiện nay đó là: “ý thức tham gia giao thông” và “ vai trò của phương tiện giao thông”.
 
    Thứ nhất  đó là về mặt ý thức cá nhân tham gia giao thông. Người điều khiển phương tiện giao thông rất có ý thức nhường lẫn nhau và đặc biệt là nhường người đi bộ tại các ngã tư. Tôi quan sát thấy rằng tại các nút giao thông, nếu đèn tín hiệu bị hỏng, các phương tiện luôn biết nhường nhau để cùng qua chứ không có gắng chen lấn cướp đường. Tại các ngã tư luôn có đèn cho người đi bộ. Mặc dù khi đèn đỏ, các phương tiện giao thông vẫn được phép rẽ phải nhưng tài xế luôn điều khiển xe rất chậm và chờ đến khi nào không còn người đi bộ nào qua đường mới đi. Tất nhiên là cách bố trí đèn hiệu của họ cũng khác ta, tại mỗi thời điểm chỉ cho một luồng đường được đi. Từ những quan sát này tôi thấy trước hết cần phải giáo dục được ý thức chấp hành của người dân. Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc lập ra một ngã tư kiểu mẫu rồi nhân ra rộng rãi. Hãy chọn một ngã tư tại một tuyến phố quan trọng (VD ở HN). Tại ngã tư này, ta sẽ bố trí đèn hiệu, trương các hướng dẫn thật dễ hiểu và lập một đội tuyên truyền phân phát tờ rơi cho từng người qua đây. Tất nhiên tại đây cũng sẽ bố trí lực lượng cảnh sát giao thông để phạt thật nặng những người không tuân thủ. Ta cũng nên đặt một màn hình cỡ lớn truyền hình trực tiếp (hoặc phát lại) cảnh qua đường của một ngã tư tương tự ở nước ngoài, điều này sẽ thu hút được sự chú ý của nhiều người và dần dần đi sâu vào nhận thức của mọi người.
 
    Thứ hai  phần lớn các vụ tai nạn giao thông hiện nay có vai trò đóng góp của xe máy. Vậy sao chúng ta không loại bỏ nó đi? Nghe thì đúng là quá nhàm tai rồi nhưng thực tế là ta có thể hoàn toàn làm được. Hãy thử đặt một câu hỏi như sau:” Nếu bạn đang chuẩn bị băng qua một đoạn đường, nếu trước mặt bạn là một ôtô đang đi với tốc độ 40km/h, liệu bạn có dám băng qua? Nhưng nếu đó là một xe máy đang đi với tốc độ 60km/s, chắc là nhiều người sẽ quyết định băng qua.” Giải pháp rất đơn giản đó là hãy cho ôtô thay thế xe máy bằng cách giảm,hoặc bỏ hẳn thuế tiêu thụ đặc biệt. Lý do được đưa ra là mạng lưới đường giao thông Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu trên. Nhưng nếu chúng ta chỉ có xe máy thì chúng ta cũng chỉ suy nghĩ đến tầm thiết kế đường cho xe máy mà thôi. (Câu vừa rồi tôi xin được mượn của một tác giả khác). Thực sự là tại Seoul có rất nhiều tuyến phố rất chật hẹp giống như phố cổ của Hà Nội vậy, bên lè đường ô tô đỗ thành hàng dài mà nhiều khi chỉ một chiếc xe có thể lách qua. Điều quan trọng là họ biết tổ chức các đường trục và vành đai rất rộng rãi để phân tán các phương tiện giao thông. Tất nhiên là vấn đề tắc đường vẫn không thể tránh khỏi.
    Qua đây xin được đóng góp hai ý tưởng nhỏ, mong sẽ giúp cho giao thông Việt Nam được cải thiện hơn.

Đào Lê Hải:dlhai17@yahoo.com

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)