Giải pháp giảm thiểu TNGT

Thứ năm, 22/03/2007 00:00 GMT+7
    Là người công tác xa nhà, mỗi lần về quê thăm gia đình, phương tiện thường dùng của tôi là chiếc xe máy. gần 40km, đó không hẳn là một quãng đường dài, song phải đi trên quốc lộ 1A (qua địa phận tỉnh Thanh Hoá) luôn khiến tôi phải lo sợ và luôn căng thẳng. Bởi trên đoạn đường mà tôi phải đi qua, rất ít ngày không xảy ra tai nạn (nhưng rất ít thấy xuất hiện tin trên tivi ?!).
Người gửi: Trần Lê Thái
E-mail: tltdhbk@yahoo.com
Ngày: Thứ tư, 21/03/2007 

Là người công tác xa nhà, mỗi lần về quê thăm gia đình, phương tiện thường dùng của tôi là chiếc xe máy. gần 40km, đó không hẳn là một quãng đường dài, song phải đi trên quốc lộ 1A (qua địa phận tỉnh Thanh Hoá) luôn khiến tôi phải lo sợ và luôn căng thẳng. Bởi trên đoạn đường mà tôi phải đi qua, rất ít ngày không xảy ra tai nạn (nhưng rất ít thấy xuất hiện tin trên tivi ?!). Và trực tiếp tôi đã chứng kiến nhiều vụ tai nạn, trong đó có nhiều vụ đáng ra không xẩy ra, nếu như...

   Một lần qua thị trấn Quảng Xương (huyện QUảng xương, Thanh Hoá) tôi đã chứng kiến một tai nạn thương tâm, một chị phụ nữ nằm bất tỉnh bên vũng máu do xe moto đâm vào. Do trời nhá nhem tối, chiếc xe moto đã không xử lý kịp tay lái sau khi bị chiếc đèn pha của xe ô tô đi ngược chiều rọi thẳng vào mắt. Ánh sáng của đèn Moto đã trở nên vô nghĩa khi đối mặt với ánh sáng của đèn pha xe Oto, và chiếc xe đã đâm vào người phụ nữ đi xe đạp cùng chiều. Mầu áo của người phụ nữ cùng mầu với mầu của chiếc xe đạp hoen gỉ, không còn chút phản quang đã khiến cho xe moto không phát hiện ra, và tai nạn thương tâm đã xẩy ra.

  Một lần khác, trên địa phận huyện Hoàng Mai, chiếc xe tải đã đâm vào 4 học sinh đi học về khi cố tránh chiếc xe đi ngược chiều (vụ tai nạn này đã được các báo đưa tin vào cuối năm 2006). Nguyên do vì tài xế không kịp phát hiện ra nhóm học sinh đi học về cùng chiều.

   2 vụ tai nạn kể trên, đều có chung những nguyên do sau:

- Trời tối, những phương tiện không chuyển đèn pha dẫn đến hiện tượng làm loá mắt phương tiện đi ngược chiều làm cho các phưog tiện này không thể điều khiển chính xác

- Những ngưòi đi bộ, hay đi trên các phương tiện thô sơ (nhất là ở các vùng quê), khi trời tối, lại mặc những bộ quần áo tối mầu, ít tác dụng phản quang. Đồng thời những tấm phản quang trên các phương tiện thô sơ không còn hiệu lực. Chúng ta hãy so sánh những tấm phản quang được lắp trên những chiếc xe đạp do Việt Nam và do Nhật sản xuất. Dù là những chiếc xe secondhand, đã sử dụng nhiều năm song những tấm phản quang đưọc lắp trên những chiếc xe Nhật vẫn rất sáng (phản quang rất tốt), còn với xe do việt Nam sản xuất, chỉ một thời gian sau sử dụng thì biết mất từ khi nào...

==> Giải pháp:

-Ban an toàn giao thông nên khuyến cáo ngưòi tham gia giao thông mặc quần áo sáng mầu khi tham gia giao thông vào buổi tối, đặc biệt là người đi bộ.

-Thiết kế những bộ quần áo đồng phục học sinh có những đường viền phản quang (giống như viền phản quang của công nhân môi trường). Điều này hoàn toàn thực hiện được vì chỉ mùa đông, học sinh đi học mới về muộn, do vậy không khó khăn gì khi thiết kế trên những chiếc áo ấm (không làm giảm mỹ thuật).

-Làm những tấm phản quang: tấm dán có tác dụng phản quang (dán vào phía sau xe), và phát miễn phí đến những vùng nông thôn, có sủ dụng nhiều phương tiện thô sơ như xe đạp.

   Những phương tiện như xe moto, xe oto sẽ dễ dàng phát hiện ra đối tượng đi cùng chiều khi trời tối, tránh đưọc tai nạn.

Trên đây là một số giải pháp nhỏ, tuy vậy ó cũng sẽ giảm thiểu được các vụ tai nạn đáng tiếc.

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img