Chủ nhật, ngày 02/02/2025

Văn hóa giao thông trong giới trẻ còn kém

Thứ sáu, 22/10/2010 00:00 GMT+7

“Nếu không sớm khảo sát, nghiên cứu để đánh giá đúng đắn thì những hành vi không tích cực của thanh thiếu niên khi tham gia giao thông ngày càng tăng”

“Nếu không sớm khảo sát, nghiên cứu để đánh giá đúng đắn thì những hành vi không tích cực của thanh thiếu niên khi tham gia giao thông ngày càng tăng”
Nhận định này được đưa ra tại hội thảo khoa học về “Giải pháp xây dựng văn hóa giao thông cho thanh thiếu niên TPHCM” do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban An toàn giao thông (ATGT) TP tổ chức sáng 21-10.
Tại hội thảo, nhiều giải pháp đã được cơ quan chức năng đưa ra như kiến nghị Sở GD-ĐT phối hợp với Ban ATGT TP tổ chức những “Công viên ATGT”, các buổi tuyên truyền ATGT cho thanh, thiếu niên hoặc xây dựng các đội hình tuyên truyền viên tại các quận, huyện để trực tiếp tuyên truyền trong các cuộc họp tổ dân phố, sinh hoạt chi đoàn; tăng cường kết hợp giáo dục gia đình với tổ dân phố, chính quyền phường, xã và có chế tài đối với thanh thiếu niên vi phạm Luật Giao thông...
TS Nguyễn Văn Nghệ, Trường ĐH Cảnh sát Nhân dân TPHCM, đưa ra con số thống kê từ Ủy ban ATGT quốc gia: 80% số người bị xử lý vi phạm giao thông có độ tuổi từ 16 – 35; gần 80% sinh viên đi xe máy không có giấy phép lái xe; 85% sinh viên điều khiển sai kỹ thuật... Điều này cho thấy văn hóa giao thông của thanh thiếu niên rất kém.
Chưa kể, gần đây hàng loạt vụ va chạm dẫn đến án mạng như vụ đôi nam nữ chạy xe Attila trên đường Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức), chỉ vì va quệt nhỏ với người đi đường mà thanh niên điều khiển xe Attila đã đâm chết một người đàn ông.
Gần đây hơn là vụ 2 thanh niên một bị đâm chết, một bị trọng thương trong vụ va quệt nhau trên đường Cống Quỳnh (quận 1); rồi hàng loạt vụ “bão đêm” làm chấn động người dân TP mà CSGT đang rốt ráo giải quyết.
Ngoài nguyên nhân do gia đình thiếu quan tâm, giáo dục ngay khi các em hình thành nhân cách, theo tiến sĩ tâm lý Đinh Phương Duy, Hiệu phó Trường Cán bộ TP, 45%-50% bạn trẻ cho rằng mình không cần sống cao thượng và quá đề cao tính tự chủ cá nhân, thiếu kỹ năng làm chủ cảm xúc, làm chủ hành vi, thiếu tính kiên trì nên khi tham gia giao thông dễ dẫn đến các hành vi vi phạm, ẩu đả.
Báo Người Lao động
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)