Thứ bảy, ngày 26/04/2025

Ngành vận tải biển sau 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế biển

Thứ tư, 11/11/2009 07:19 GMT+7
Vận tải biển là bộ phận rất quan trọng trong kinh tế hàng hải nói riêng và kinh tế biển nói chung. Trong 3 năm qua, vận tải biển nước ta có bước phát triển nhanh trong việc xây dựng phát triển đội tàu biển và phát triển hệ thống dịch vụ cảng biển góp phần nâng thị phần vận tải của ngành.
Vận tải biển là bộ phận rất quan trọng trong kinh tế hàng hải nói riêng và kinh tế biển nói chung. Trong 3 năm qua, vận tải biển nước ta có bước phát triển nhanh trong việc xây dựng phát triển đội tàu biển và phát triển hệ thống dịch vụ cảng biển góp phần nâng thị phần vận tải của ngành.      

Đã có những nỗ lực đáng kể phát triển đội tàu biển. Nếu năm 2001 cả nước có khoảng 600 tàu với tổng trọng tải 1.800.000 DWT; năm 2007, số lượng tàu đã lên đến 1.219 chiếc với tổng trọng tải 4.000.000 DWT. Riêng năm 2008 đã đóng mới được 317 tàu đưa vào sử dụng.      

Thị phần vận tải đã đạt 18,5% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu. Sản lượng vận tải biển năm 2007 ước đạt 59.376.000 tấn hàng hóa, tăng 20% so với năm 2006. Tốc độ tăng thị phần chuyên chở thể hiện bước tiến bộ về năng lực cạnh tranh của đội tàu Việt Nam.      

Đứng đầu lĩnh vực vận tải biển là Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO). Công ty này hiện có 28 tàu trọng tải 494.276 DWT, sản lượng vận tải năm 2007 đạt 5,2 triệu tấn; doanh thu 1.900 tỷ đồng; lợi nhuận 84 tỷ đồng.      

Hiện nay cả nước có khoảng 20.000 sĩ quan và thuyền viên, trong đó 13.000 người được cấp chứng chỉ đào tạo về Công ước quốc tế, an toàn tàu.      

Hệ thống dịch vụ cảng biển đến nay cả nước có hơn 90 cảng lớn nhỏ với trên 24.000 m cầu, bến và 10 khu chuyển tải để tăng cường khả năng thông qua của hàng hóa và tạo điều kiện cho những tài có trọng tải lớn ra vào cảng dễ dàng và an toàn. Hệ thống cảng biển phân bố dọc theo chiều dài của đất nước, tập trung ở 3 khu vực kinh tế trọng điểm. Ở miền Bắc có cảng biển chính là: Cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân, cảng Quảng Ninh. Miền Trung có cảng Nha Trang, cảng Quy Nhơn. Miền Nam có các cảng ở TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như cảng Sài Gòn, cảng Congtainer quốc tế Việt Nam (VIC), cảng Tân Thuận.      

Để đẩy mạnh phát triển vận tải biển Việt Nam phải quán triệt và thực hiện 2 mục tiêu tổng quát sau:      

Phát triển ngành vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng, tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để hội nhập, mở rộng thị trường vận tải biển ra khu vực và thế giới.      

Vận tải biển phải đóng góp rất quan trọng cho kinh tế hàng hải Việt Nam đến năm 2020 đứng thứ 2 và sau 2020 đứng đầu trong 5 lĩnh vực  phát triển kinh tế biển (kinh tế hàng hải, đánh bắt, chế biến hải sản, khai thác chế biến dầu khí, khoáng sản, kinh tế hải đảo và du lịch biển).      

Từ mục tiêu tổng quát trên, cần có những giải pháp khả thi, đồng bộ để thực hiện tốt các mục tiêu cụ thể sau:      

Tập trung nguồn lực phát triển đội tàu Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (container, hàng rời, dầu,…) và tàu trọng tải lớn. Đến năm 2010 có tổng trọng tải 6-6,5 triệu DWT, năm 2015 là 8,5-9,5 triệu DWT, năm 2020 là 11,5-13,5 triệu DWT.      

Tập trung phát triển ngành công nghiệp tàu thủy đến năm 2020 đạt mức trên toàn khu vực. Đóng mới được tàu 300.000 DWT, tàu khách, tàu dịch vụ dầu khí.      

Phát triển hệ thống cảng biển theo hướng nâng cấp, phát huy hết công suất và hiệu quả của các cảng hiện có, đồng thời tập trung xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, cảng cửa ngõ quốc tế trọng điểm, cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ, container, than, quặng, dầu khí quy mô lớn với trang thiết bị hiện đại.      

CPV

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)