Cảnh báo về sự nguy hại của khí thải do máy bay bay ở độ cao cao hành trình gây ra

Thứ sáu, 12/11/2010 15:39 GMT+7
Một nghiên cứu mới của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), công bố trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường, cho thấy máy bay bay ở độ cao hành trình ( bay ở độ cao > 35.000 feet ) sẽ sinh ra các chất ô nhiễm gây ra khoảng 8.000 ca tử vong sớm mỗi năm trên toàn cầu.
Một nghiên cứu mới của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), công bố trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường, cho thấy máy bay bay ở độ cao hành trình ( bay ở độ cao > 35.000 feet ) sẽ sinh ra các chất ô nhiễm gây ra khoảng 8.000 ca tử vong sớm mỗi năm trên toàn cầu.
Hầu hết các khí thải gây ra bởi máy bay qua Bắc Mỹ và châu Âu nhưng gió đưa  khí thải này về phía đông, nơi chúng có thể kết hợp với chất amoniac thoát ra từ nông nghiệp . Gần một nửa trong tổng số tử vong sớm này xảy ra ở Ấn Độ và Trung Quốc( khoảng 3.500 ca tử vong một năm ).Các nhà nghiên cứu khuyến cáo cần có một chính sách cũng như nghiên cứu chi tiết và áp dụng các công nghệ cũng như quy trinh cho vấn đề khí thải máy bay để giảm thiểu chất lượng không khí độc hại tác động lên lĩnh vực giao thông vận tải. Tương tự như khí thải từ vận chuyển được cho là chịu trách nhiệm về khoảng 60.000 ca tử vong sớm hàng năm.
Bầu không khí có đầy đủ các hóa chất tự nhiên và nhân tạo, bao gồm cả khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu và các sản phẩm của các sinh vật sống. Nhiều chất trong số các hóa chất này kết hợp trong khí quyển để hình thành các hạt rắn và chất lỏng nhỏ, với kích thước 2,5 micro mét hoặc nhỏ hơn (các sợi tóc con người trung bình là khoảng 70 micromet đường kính). Trong khi đó không rõ liệu tất cả các hạt này có thể có hại hay không nhưng chứac chắn  một số chất là rất độc hại nguy hiểm cho con người đặc biệt khi chúng được hít vào và bị mắc kẹt trong phổi, hay đi vào trong máu.
Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng một triệu người chết mỗi năm là do ô nhiễm không khí, và nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra sự liên quan giữa ô nhiễm không khí và  bệnh tim mạch và hô hấp, bao gồm ung thư phổi. Hàng loạt các nghiên cứu đã được tiến hành song song với việc theo dõi sức khỏe của hàng ngàn người trưởng thành qua nhiều năm (những người tiếp xúc hay làm việc trong môi trường không khí ô nhiễm ).Dữ liệu nghiên cứu được phân tích thống kê chính xác với việc xem xét  những yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc…. Kết quả chỉ ra rằng tăng tiếp xúc với các hạt sinh ra bởi ô nhiễm không khí có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến đến vấn đề sức khỏe như viêm phế quản mãn tính và giảm chức năng phổi, cũng như gây ra tử vong sớm.
Phân tích các dữ liệu cho thấy ô nhiễm không khí do khí thải máy bay ở khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu là nặng nhất và điều đó gây  bất lợi ảnh hưởng đến chất lượng không khí ở Ấn Độ và Trung Quốc. Mặc dù lượng nhiên liệu bị đốt cháy bằng máy bay qua Ấn Độ và Trung Quốc chỉ chiếm 10% tổng số nhiên liệu bị đốt cháy bằng máy bay trên toàn cầu, hai nước phải gánh chịu hậu quả chiếm gần một nửa : khoảng 3.500 - số người chết hàng năm liên quan khí  thải máy bay.
Đó là bởi vì phần lớn giao thông hàng không xảy ra ở Bắc bán cầu, nơi mà máy bay phát ra các chất ô nhiễm ở độ cao mà tốc độ cao gió hướng về phía đông, chẳng hạn như dòng máy bay phản lực, khí thải lan sang các châu lục khác. Một phần lý do cho tỷ lệ tử vong sớm cao ở Ấn Độ và Trung Quốc là các khu vực này dân cư đông đúc và nồng độ cao của amoniac trong khí quyển (sinh ra từ sản xuất nông nghiệp). Ammonia này phản ứng oxy hóa ni tơ oxít và sunfua oxít tạo ra hạt cực độc mà người dân có thể hít vào và gánh hậu quả.
Nghiên cứu này khuyến cáo rằng lượng khí thải do máy bay gây ra nên được xem xét là vấn Quốc tế .Các nghiên cứu này đang được xem xét và xác thực lại, nếu các kết quả này được xác nhận báo cáo của nó sẽ được gửi lên tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế để đề ra các biện pháp hành động kịp thời.
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)