Trung Quốc tự phát triển nhiên liệu sinh học hàng không

Thứ hai, 08/07/2013 08:09 GMT+7
Trung Quốc trở thành nước thứ 4 nắm được công nghệ tự chủ nghiên cứu phát triển và sản xuất nhiên liệu sinh học hàng không tiếp sau Mỹ, Pháp và Phần Lan, Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc Sinopec trở thành doanh nghiệp đầu tiên nắm được công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học hàng không ở Trung Quốc.
Trung Quốc trở thành nước thứ 4 nắm được công nghệ tự chủ nghiên cứu phát triển và sản xuất nhiên liệu sinh học hàng không tiếp sau Mỹ, Pháp và Phần Lan, Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc Sinopec trở thành doanh nghiệp đầu tiên nắm được công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học hàng không ở Trung Quốc.
Theo Tân Hoa xã, Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc tuyên bố, một máy bay Airbus A320 của công ty China Eastern Airlines nạp dầu lửa sinh học hàng không của tập đoàn này đã hạ cánh an toàn xuống Sân bay Quốc tế Hồng Kiều Thượng Hải sau chuyến bay 85 phút, điều này đánh dấu nhiên liệu sinh học hàng không do Trung Quốc tự chủ nghiên cứu phát triển và sản xuất lần đầu tiên bay thử thành công cho máy bay chở khách thương mại.
Trước đó, Hãng hàng không Đức Lufthansa tuyên bố sẽ chính thức sử dụng nhiên liệu sinh học cho các máy bay hàng không dân dụng Airbus A321 bay theo lộ trình Hamburg-Frankfurt. Lufthansa sẽ là hãng hàng không đầu tiên trên thế giới sử dụng loại chất đốt an toàn với môi trường này thay cho nhiên liệu xăng truyền thống. Như vậy, Nhiên liệu sinh học là hỗn hợp dầu hỏa sinh học và dầu hỏa chuyên dụng cho máy bay theo tỉ lệ 50/50. Nhiên liệu sinh học đã chính thức được cấp chứng nhận quốc tế để sử dụng trong ngành hàng không dân dụng. Trước đó, ngành hàng không dân dụng thế giới mới chỉ thực hiện các chuyến bay sử dụng nhiên liệu sinh học ở dạng thử nghiệm, tức là không chở hành khách trên khoang.
Các hãng hàng không Mỹ cũng đã chính thức công bố cam kết sử dụng năng lượng sạch. Đây là một trong những biện pháp đối phó với mối đe dọa về một cuộc chiến tranh thương mại sau khi EU quyết định bắt các hãng vận chuyển hàng không phải trả thêm chi phí vì phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Theo NASATI, Xinhua
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)