Khẩn trương hoàn thiện Dự án "Nâng cao an toàn bến khách ngang sông"

Thứ hai, 29/06/2009 00:00 GMT+7
Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng tại buổi làm việc với Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam về tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2009. Về công tác vận tải và an toàn giao thông, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng yêu cầu:
Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng tại buổi làm việc với Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam về tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2009. Về công tác vận tải và an toàn giao thông, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng yêu cầu:
Vụ Vận tải phối hợp với Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam căn cứ vào cấp kỹ thuật của các tuyến đường thuỷ nội địa để quy định giới hạn trọng tải của phương tiện được phép đi lại cho phù hợp.
Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp tục thực hiện đăng ký, đăng kiểm loại phương tiện từ 5 - 15 tấn, nhất là những phương tiện hoạt động tại bến khách ngang sông; có văn bản nhắc nhở các địa phương có nhiều phương tiện chưa đăng ký; đẩy mạnh công tác đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên, người điều khiển phương tiện thuỷ theo tinh thần Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/06/2007 của Chính phủ.
Vận chuyển hành khách qua sông
Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam khẩn trương hoàn thiện Dự án "Nâng cao an toàn bến khách ngang sông", nội dung cần đề cập toàn diện cả về bến, phương tiện, trang thiết bị an toàn cho khách cùng cơ chế quản lý hoạt động, đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.
Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, Vụ An toàn giao thông và Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các bến khách ngang sông, các tuyến đường thuỷ trọng điểm, các tuyến tiềm ẩn mất an toàn về giao thông đường thuỷ nội địa; trước mắt nghiên cứu việc trang bị dụng cụ cứu sinh, hoặc cặp phao cho học sinh thường xuyên đi học qua lại trên bến khách ngang sông; tổ chức Hội nghị sơ kết 04 năm thực hiện Cuộc vận động "người đi đò" mặc áo phao, có đánh giá về ý nghĩa của cuộc vận động và hướng xã hội hoá công tác này; triển khai hoạt động Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa, tổ chức kiểm tra trên các tuyến đường thuỷ nội địa Quốc gia khu vực miền Trung, kinh phí hoạt động từ nguồn an toàn giao thông 2009 đã cấp cho Cục.
Vụ An toàn giao thông, Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, Vụ Pháp chế và Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam phối hợp nghiên cứu bổ sung, sửa đổi, nâng cấp Quy chế phối hợp liên ngành giữa 3 Cục (Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam - Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ - Cục Đăng kiểm Việt Nam) thành Quy chế phối hợp liên Bộ (Bộ Giao thông vận tải - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).
Vụ Tài chính, Ban Phòng chống lụt bão & tìm kiếm cứu nạn Bộ phối hợp với Cục đường thuỷ nội địa Việt Nam để bố trí kinh phí phòng chống bão, lũ thực hiện nhiệm vụ thường trực, chống va trôi các cầu trong mùa bão, lũ 2009.
Về Công tác quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa, Bộ trưởng chỉ đạo:
Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam phối hợp với Cục Hàng hải và các đơn vị liên quan, tiến hành bàn giao công tác quản lý các tuyến đường thuỷ nội địa Quốc gia theo Quyết định số 970/QĐ-BGTVT ngày 15/4/2009 của Bộ Giao thông vận tải.
Vụ Tài chính phối hợp với Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông phân bổ kinh phí sự nghiệp kinh tế cho công tác quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa, đáp ứng được yêu cầu thực tế trên cơ sở định ngạch, định mức và các chế độ chính sách hiện hành.
Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam cần triển khai sử dụng vốn sự nghiệp kinh tế đường thuỷ nội địa được giao bảo đảm hợp lý; đề xuất phương án uỷ thác quản lý các tuyến đường thuỷ nội địa Quốc gia khu vực miền Trung cho các địa phương; phối hợp với Vụ Tài chính, Vụ Kết cấu hạ tầng để điều chỉnh các nhiệm vụ chi (cơ cấu vốn) quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa cho phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn, thông suốt trên các tuyến đường thuỷ nội địa Quốc gia.
ĐTH
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)