Hà Nội: Lộ rõ bất cập giao thông trên đường gom Đại lộ Thăng Long

Thứ năm, 28/03/2013 00:00 GMT+7
Đại lộ Thăng Long (ĐLTL) được đưa vào sử dụng tạo thuận lợi cho giao thương, phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội với các địa phương lân cận. Tuy nhiên, việc tổ chức giao thông trên tuyến đường gom của đại lộ này từ đường một chiều thành hai chiều đã nảy sinh không ít bất cập, dẫn đến nhiều vụ va chạm, TNGT đáng tiếc xảy ra, đồng thời gây khó khăn cho lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ tại tuyến đường này.
Đại lộ Thăng Long (ĐLTL) được đưa vào sử dụng tạo thuận lợi cho giao thương, phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội với các địa phương lân cận. Tuy nhiên, việc tổ chức giao thông trên tuyến đường gom của đại lộ này từ đường một chiều thành hai chiều đã nảy sinh không ít bất cập, dẫn đến nhiều vụ va chạm, TNGT đáng tiếc xảy ra, đồng thời gây khó khăn cho lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ tại tuyến đường này.

Theo thiết kế, đường gom ĐLTL chỉ được đi một chiều, nhưng để tạo thuận tiện cho việc đi lại của người dân sinh sống dọc hai bên đại lộ, rút ngắn khoảng cách khi đi đường vòng qua hầm chui, từ tháng 11/2010, Sở GTVT Hà Nội tổ chức giao thông lại trên tuyến đường này. Theo đó, xe máy, xe thô sơ được đi hai chiều; xe ô tô được đi một chiều theo hướng quy định từ Km4 đến Km30 và ngược lại. Tuy nhiên, việc tổ chức giao thông trên đường gom đại lộ đã nảy sinh nhiều bất cập, dễ xảy ra xung đột và TNGT.

Trên tuyến đường gom từ Km4 đến Km20 đại lộ (hướng Hà Nội đi huyện Thạch Thất) ngày 21-3 cho thấy: Lượng xe đi ngược chiều rất ít, trong khi lượng xe máy, ô tô đi chiều thuận lại quá đông. Mặc dù đã có biển báo đường hai chiều, nhưng do ý thức "tùy tiện" của người tham gia giao thông (TGGT), cộng với nhiều người vẫn "tưởng" đường gom là đường một chiều, nên đa số phương tiện đi thuận chiều đã lấn hết làn đường của xe máy, xe thô sơ đi ngược chiều. Chính vì lý do đó khiến giao thông ở nhiều đoạn trở nên rối rắm, nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. Điển hình như đoạn đường gom giao cắt với tỉnh lộ 80 từ huyện Quốc Oai đi Thạch Thất đã trở thành "điểm đen" về va chạm giao thông. Khu vực này, lượng phương tiện (chủ yếu là ô tô) nhiều, hằng ngày có nhiều công nhân ra vào làm việc tại Khu Công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, nên vào giờ cao điểm đã xảy ra, không ít các vụ va chạm, TNGT. Ngoài ra, còn nhiều điểm dễ xảy ra TNGT khác như đoạn Km4 đến Km4 + 500 thuộc địa phận xã Mễ Trì (Từ Liêm); đoạn đường gần lối vào Thiên đường Bảo Sơn; đoạn gần cầu vượt xã An Khánh và đoạn gần lối rẽ vào tuyến đê tả sông Đáy thuộc địa phận xã Song Phương (Hoài Đức); đoạn đường gần cầu vượt vào xã Sài Sơn, lối rẽ vào thị trấn Quốc Oai (Quốc Oai)… Ông Nguyễn Văn Khải, xã An Khánh (Hoài Đức), bán hàng gần đường gom đại lộ, cho biết: "Từ ngày đường gom được đi hai chiều, các vụ va quệt, TNGT xảy ra như cơm bữa.

Bên cạnh đó, còn tồn tại bất cập nữa là lối vào các cửa hầm chui đường bộ khó phân biệt, cây cỏ mọc cao khiến tầm nhìn hạn chế, rất dễ xảy ra va chạm, TNGT giữa xe máy với các phương tiện giao thông từ trong hầm đi ra. Ngoài ra, hệ thống thoát nước tại các hầm chui đường bộ cũng rất kém. Ông Hoàng Văn Đạo, Đội trưởng Đội tuần tra, kiểm soát GT số 11 cho biết: "Mỗi khi mưa, một số hầm bị ngập nước, đội phải cắt cử lực lượng phối hợp với Đội quản lý giao thông số 9 đại lộ (Công ty CP Đầu tư và Xây dựng đường bộ Hà Nội) căng dây phản quang, đặt biển báo, phân luồng cho các phương tiện đi sang hầm khác để tránh tình trạng xe bị ngập nước, chết máy và TNGT…".

Ngoài ra, đại lộ có 15 hầm chui đường bộ và 11 cầu vượt. Hầm chui đường bộ chỉ cao 2,5m, trong khi lượng xe tải lớn chở hàng hóa lưu thông trên tuyến đường này nhiều, do không qua được hầm chui nên buộc phải đi đến nút giao có cầu vượt. Đa số các đường dẫn lên cầu vượt trong tình trạng làm dở dang hoặc đã làm xong nhưng xuất hiện nhiều "ổ gà, ổ trâu" giữa lòng đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Nguồn: Báo Hà Nội mới
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)