TP. Hồ Chí Minh: Nguy hiểm giao thông thủy

Thứ hai, 24/09/2012 00:00 GMT+7
Thời tiết diễn biến thất thường cộng với triều cường ngày càng cao, trong khi đó nhiều cây cầu cũ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có độ tĩnh không thông thuyền quá thấp khiến nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy tại những khu vực này rất cao.
Thời tiết diễn biến thất thường cộng với triều cường ngày càng cao, trong khi đó nhiều cây cầu cũ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có độ tĩnh không thông thuyền quá thấp khiến nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy tại những khu vực này rất cao.

Cầu đường sắt Bình Lợi dài 800 m, nối quận Bình Thạnh và quận Thủ Đức được Pháp xây dựng từ năm 1902. Đây là cây cầu đầu tiên vượt sông Sài Gòn, cũng là cây cầu đường sắt Bắc - Nam duy nhất vào ga Sài Gòn. Hiện nay, cầu Bình Lợi đã xuống cấp nghiêm trọng. Mặt cầu bằng thép bị nhiều vết thủng nham nhở. Ông Phạm Xuân Hoàng, nhân viên quản lý cầu đường sắt Bình Lợi cho biết: Cứ sáng chiều (khoảng 6 đến 8 giờ sáng, chiều từ 16 đến 19 giờ), xe chen chúc qua cầu. Trong lúc kẹt xe, nhiều người bất chấp nguy hiểm lưu thông vào cả khu vực đường ray”.

Trong năm 2011 và 8 tháng đầu năm 2012, đã có trên 10 vụ sà lan mắc kẹt dưới gầm cầu. Đơn cử, ngày 18/72012, chiếc sà lan chở cát lưu thông theo hướng từ TP. Hồ Chí Minh về Bình Dương, đến cầu Bình Lợi là thời điểm con nước triều đang xuống, mũi sà lan chất đầy cát vừa lướt qua gầm cầu thì ngay lập tức bị khựng lại, nhiều khối cát bị ùn về phía sau. Cú va chạm khiến những người đang lưu thông trên cầu đều cảm nhận được độ rung lắc.

Cầu Bình Lợi thời gian gần đây luôn bị các phương tiện giao thông đường thủy tra tấn gây nguy hiểm đến sự an toàn. Trong đó, có vụ xảy ra khiến đường sắt Bắc - Nam phải tạm ngưng hoạt động. Nguy hiểm không kém cầu Bình Lợi là cầu kênh Thanh Đa - cây cầu độc nhất qua bán đảo Thanh Đa. Hàng ngày, tàu thuyền, sà lan qua lại tấp nập. Trong khi đó, kênh Thanh Đa nước chảy xiết, độ tĩnh không của cầu không quá 1,5 m, khoang thông thuyền lại hẹp khiến các phương tiện giao thông thủy dễ đâm vào cầu.

Phòng giao thông thủy thuộc Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh cho biết, hiện có khoảng 40 cây cầu, hầu hết trong số này được xây dựng hàng chục năm trước, không đạt độ tĩnh không quy định, như cầu Bà Hom, Phước Long, Rạch Tra, Ông Dầu, Xây Dựng, cầu Đỏ, cầu Kiệu, Thị Nghè, Tư Dinh, Đa Khoa, Rạch Đỉa 1, Phước Lộc, Rạch Tôm...
Đừng để sập cầu mới xây cầu

Đầu năm 2011, UBND TP. Hồ Chí Minh đã khởi công xây dựng cầu kênh Thanh Đa mới thay thế cầu cũ có độ tĩnh không cao hơn nhằm đáp ứng tàu thuyền lưu thông thuận lợi. Theo Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 (chủ đầu tư), giai đoạn 1 sẽ xây dựng cầu kênh Thanh Đa mới bên cạnh cầu cũ. Giai đoạn 2 sẽ xây dựng cầu mới đập bỏ cầu cũ. Tổng kinh phí đầu tư gần 435 tỷ đồng, hoàn thành sau 28 tháng thi công. Ngoài ra, ba cây cầu Bình Lợi 1, 2, 3 đang thực hiện ngay khu vực cầu cũ, trong đó, cầu Bình Lợi 3 thay thế cho cây cầu đường sắt hiện nay. Cầu Bình Lợi nằm trên địa bàn TP nhưng do Cục Đường sắt Việt Nam quản lý, giao thông thủy thì Cục Đường thủy nội địa quản lý (đều thuộc Bộ GTVT) chính vì thế, UBND TPHCM rất khó xử lý những bất cập trên. Để đảm bảo an toàn cho cầu Bình Lợi, UBND TP chỉ biết đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo hai đơn vị trên triển khai các biện pháp điều tiết giao thông khu vực mà thôi.

Theo Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 10 (thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam), trước thời điểm triều cường, đơn vị quản lý đã thông báo rộng rãi để các chủ sà lan chấp hành quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa khi lưu thông qua khu vực cầu Bình Lợi. Đơn vị đã bố trí 5 phao neo đậu phương tiện chờ nước để qua cầu Bình Lợi nhưng lượng phương tiện quá lớn nên việc neo đậu phương tiện rất tùy tiện, phương tiện dễ tuột neo, gây mất an toàn giao thông.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo, rà soát các tuyến đường thủy nội địa trọng điểm có lưu lượng phương tiện thủy lớn lưu thông qua cầu. Nếu có nguy cơ dẫn đến tai nạn giữa phương tiện thủy với cầu phải tổ chức điều tiết ngay lưu lượng phương tiện, bảo đảm an toàn cho cầu. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT, Bộ Công an phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường chỉ đạo kiểm tra kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi các vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa tại các cảng, bến, điểm neo đậu phương tiện ở khu vực thượng lưu, hạ lưu, gần các công trình cầu vượt sông.

Tuy nhiên, với những gì đang xảy ra ở cầu Bình Lợi, cho thấy cây cầu này đang báo động về độ an toàn. Vì thế, các cơ quan cần tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát việc lưu thông của các phương tiện thủy khi qua cầu, nhất là trong những ngày có mưa lớn hay triều cường dâng cao. Về lâu dài, cần nhanh chóng xây cầu mới.

Longlv - Theo báo SGGP

Thời tiết diễn biến thất thường cộng với triều cường ngày càng cao, trong khi đó nhiều cây cầu cũ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có độ tĩnh không thông thuyền quá thấp khiến nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy tại những khu vực này rất cao.

Cầu đường sắt Bình Lợi dài 800 m, nối quận Bình Thạnh và quận Thủ Đức được Pháp xây dựng từ năm 1902. Đây là cây cầu đầu tiên vượt sông Sài Gòn, cũng là cây cầu đường sắt Bắc - Nam duy nhất vào ga Sài Gòn. Hiện nay, cầu Bình Lợi đã xuống cấp nghiêm trọng. Mặt cầu bằng thép bị nhiều vết thủng nham nhở. Ông Phạm Xuân Hoàng, nhân viên quản lý cầu đường sắt Bình Lợi cho biết: Cứ sáng chiều (khoảng 6 đến 8 giờ sáng, chiều từ 16 đến 19 giờ), xe chen chúc qua cầu. Trong lúc kẹt xe, nhiều người bất chấp nguy hiểm lưu thông vào cả khu vực đường ray”.

Trong năm 2011 và 8 tháng đầu năm 2012, đã có trên 10 vụ sà lan mắc kẹt dưới gầm cầu. Đơn cử, ngày 18/72012, chiếc sà lan chở cát lưu thông theo hướng từ TP. Hồ Chí Minh về Bình Dương, đến cầu Bình Lợi là thời điểm con nước triều đang xuống, mũi sà lan chất đầy cát vừa lướt qua gầm cầu thì ngay lập tức bị khựng lại, nhiều khối cát bị ùn về phía sau. Cú va chạm khiến những người đang lưu thông trên cầu đều cảm nhận được độ rung lắc.

Cầu Bình Lợi thời gian gần đây luôn bị các phương tiện giao thông đường thủy tra tấn gây nguy hiểm đến sự an toàn. Trong đó, có vụ xảy ra khiến đường sắt Bắc - Nam phải tạm ngưng hoạt động. Nguy hiểm không kém cầu Bình Lợi là cầu kênh Thanh Đa - cây cầu độc nhất qua bán đảo Thanh Đa. Hàng ngày, tàu thuyền, sà lan qua lại tấp nập. Trong khi đó, kênh Thanh Đa nước chảy xiết, độ tĩnh không của cầu không quá 1,5 m, khoang thông thuyền lại hẹp khiến các phương tiện giao thông thủy dễ đâm vào cầu.

Phòng giao thông thủy thuộc Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh cho biết, hiện có khoảng 40 cây cầu, hầu hết trong số này được xây dựng hàng chục năm trước, không đạt độ tĩnh không quy định, như cầu Bà Hom, Phước Long, Rạch Tra, Ông Dầu, Xây Dựng, cầu Đỏ, cầu Kiệu, Thị Nghè, Tư Dinh, Đa Khoa, Rạch Đỉa 1, Phước Lộc, Rạch Tôm...
Đừng để sập cầu mới xây cầu

Đầu năm 2011, UBND TP. Hồ Chí Minh đã khởi công xây dựng cầu kênh Thanh Đa mới thay thế cầu cũ có độ tĩnh không cao hơn nhằm đáp ứng tàu thuyền lưu thông thuận lợi. Theo Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 (chủ đầu tư), giai đoạn 1 sẽ xây dựng cầu kênh Thanh Đa mới bên cạnh cầu cũ. Giai đoạn 2 sẽ xây dựng cầu mới đập bỏ cầu cũ. Tổng kinh phí đầu tư gần 435 tỷ đồng, hoàn thành sau 28 tháng thi công. Ngoài ra, ba cây cầu Bình Lợi 1, 2, 3 đang thực hiện ngay khu vực cầu cũ, trong đó, cầu Bình Lợi 3 thay thế cho cây cầu đường sắt hiện nay. Cầu Bình Lợi nằm trên địa bàn TP nhưng do Cục Đường sắt Việt Nam quản lý, giao thông thủy thì Cục Đường thủy nội địa quản lý (đều thuộc Bộ GTVT) chính vì thế, UBND TPHCM rất khó xử lý những bất cập trên. Để đảm bảo an toàn cho cầu Bình Lợi, UBND TP chỉ biết đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo hai đơn vị trên triển khai các biện pháp điều tiết giao thông khu vực mà thôi.

Theo Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 10 (thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam), trước thời điểm triều cường, đơn vị quản lý đã thông báo rộng rãi để các chủ sà lan chấp hành quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa khi lưu thông qua khu vực cầu Bình Lợi. Đơn vị đã bố trí 5 phao neo đậu phương tiện chờ nước để qua cầu Bình Lợi nhưng lượng phương tiện quá lớn nên việc neo đậu phương tiện rất tùy tiện, phương tiện dễ tuột neo, gây mất an toàn giao thông.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo, rà soát các tuyến đường thủy nội địa trọng điểm có lưu lượng phương tiện thủy lớn lưu thông qua cầu. Nếu có nguy cơ dẫn đến tai nạn giữa phương tiện thủy với cầu phải tổ chức điều tiết ngay lưu lượng phương tiện, bảo đảm an toàn cho cầu. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT, Bộ Công an phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường chỉ đạo kiểm tra kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi các vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa tại các cảng, bến, điểm neo đậu phương tiện ở khu vực thượng lưu, hạ lưu, gần các công trình cầu vượt sông.

Tuy nhiên, với những gì đang xảy ra ở cầu Bình Lợi, cho thấy cây cầu này đang báo động về độ an toàn. Vì thế, các cơ quan cần tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát việc lưu thông của các phương tiện thủy khi qua cầu, nhất là trong những ngày có mưa lớn hay triều cường dâng cao. Về lâu dài, cần nhanh chóng xây cầu mới.

Longlv - Theo báo SGGP

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)