Cà Mau làm đường ô-tô về xã vùng sâu

Chủ nhật, 28/11/2010 00:00 GMT+7
Nhằm góp phần thúc đẩy phát  triển kinh tế xã hội và ngăn chặn,  đẩy lùi tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua Cà Mau đã tập trung cao độ cho phát triển giao thông nông thôn, đến nay đã có gần 50 tuyến đường ô-tô về trung tâm xã đã đưa vào sử dụng.
Nhằm góp phần thúc đẩy phát  triển kinh tế xã hội và ngăn chặn,  đẩy lùi tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua Cà Mau đã tập trung cao độ cho phát triển giao thông nông thôn, đến nay, đã có gần 50 tuyến đường ô-tô về trung tâm xã đã đưa vào sử dụng.
Ngoài hai tuyến quốc lộ 1A và quốc lộ 63 với tổng chiều dài gần 110 km đã được trải nhựa, bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, đến nay Cà Mau đã triển khai xây dựng 255,2 km đường nhựa, đạt tiêu chuẩn cấp 4, cấp 5 đồng bằng và 571 km đường ô-tô đến trung tâm xã. Các tuyến đường ô-tô đến các cụm kinh tế biển trọng điểm của tỉnh được thông suốt phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt giao lưu hàng hóa của nhân dân địa phương; góp phần thúc đẩy mở mang kinh tế. Cùng với các tuyến đường huyết mạch này, chính quyền và nhân dân các địa phương trong tỉnh đã đầu tư làm hàng trăm km lộ bê-tông nối liền các thôn, xóm; hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn, tạo thuận lợi trong sinh hoạt, đi lại cho người dân, nhất là các em học sinh ở các xã vùng sâu.
Theo lãnh đạo Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau, đã triển khai lập quy hoạch và xây dựng, phát triển mạng lưới đường giao thông nông thôn của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trên cơ sở quy hoạch tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư, từng bước đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn. Ðây là điểm nhấn, tạo động lực cho sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Chủ trương của tỉnh là dồn sức phát triển giao thông nông thôn từ nội lực của chính mình, với bước đi và cách làm cũng khá cụ thể. Bước đầu, tỉnh phát động nhân dân đắp nền móng đường, kết hợp với đào mới hoặc nạo vét các tuyến kênh mương thủy lợi, thủy nông nội đồng. Khi đã có được nền đường đất đen ổn định tiến hành phát động nhân dân làm đường giao thông nông thôn bằng bê-tông,  theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Với cách làm này, đến nay toàn tỉnh đã có gần ba nghìn km lộ giao thông nông thôn bằng bê-tông, bảo đảm cho xe máy đi lại cả hai mùa mưa, nắng. Ở nơi nào có đường giao thông nông thôn đi qua các công trình về an sinh xã hội: điện lưới, trường học, nước sạch... cũng được quan tâm đầu tư xây dựng. Ðến nay điện lưới quốc gia đã về đến 100% số trung tâm xã, toàn tỉnh có hơn 93% số hộ sử dụng điện. Chính điều này đã tạo nên động lực mới, giúp người dân ở vùng nông thôn Cà Mau chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp hiệu quả hơn, phát triển các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 8% hiện nay.
Ngoài các tuyến đường nông thôn do dân tự làm tỉnh còn phát huy lợi thế những năm qua được Trung ương đầu tư xây dựng một số công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn. Ðây là điều kiện thuận lợi để Cà Mau mở rộng mạng lưới giao thông liên hoàn, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.  Sau nhiều năm dồn sức đầu tư xây dựng, những tuyến đường ô-tô ở Cà Mau ngày được nối dài thêm. Ðến nay toàn tỉnh có 7/8 huyện và 50/81 xã có đường ô-tô về đến trung tâm, số tuyến đường còn lại đang được triển khai thực hiện. Ðường đến đâu có điện đến đó, nhiều cụm dân cư và chợ mới hình thành tạo thêm niềm vui, diện mạo mới cho nhiều làng quê ở Cà Mau. Hiện nay, tỉnh đang khẩn trương thi công hơn 30 tuyến đường ô-tô còn lại về trung tâm xã. Tuy nhiên khó khăn nhất là hầu hết các tuyến đường này đều đi qua vùng nuôi tôm hoặc trồng lúa, tốn nhiều thời gian và kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống cống xuyên qua mặt đường để bảo đảm  sản xuất của người dân. Mặt khác, do công tác quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông trước đây chưa sát với thực tế, công tác chuẩn bị đầu tư chưa đồng bộ nên khi triển khai xây dựng các tuyến đường ô-tô về trung tâm xã phần lớn chưa có nền đường đất. Một số tuyến phải đầu tư mới hoàn toàn và dịch chuyển vào bên trong để tránh sạt lở, nhất là các tuyến đường ở vùng chuyển dịch sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm...
Ðể đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đường ô-tô về trung tâm xã, tỉnh Cà Mau chỉ đạo, đôn đốc các địa phương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công. Ðối với các tuyến đường chưa có nền đất hoặc nền đất chưa hoàn thiện cần khẩn trương thi công nền đường và các cống xuyên đường. Tỉnh Cà Mau phấn đấu đến hết năm 2011 về cơ bản xây dựng được đường ô-tô về đến trung tâm số xã còn lại, nơi nào quá khó khăn chưa làm được đường láng nhựa thì làm nền đường đất đen trước... Ðể đạt mục tiêu này, tỉnh Cà Mau cần có chính sách khuyến khích các nhà thầu ngoài tỉnh có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia các gói thầu thi công đường ô-tô về trung tâm xã, đồng thời chủ động bố trí nguồn vốn kịp thời cho các dự án giao thông.

Báo ND

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)