Hà Nội: Cần gấp rút tổ chức các cặp đường một chiều

Thứ ba, 10/11/2009 00:00 GMT+7

 Mặc dù Sở GTVT Hà Nội cùng các ngành chức năng đã tổ chức giao thông mới, trong đó, nhiều nút giao thông "không còn ngã tư". Giải pháp này hiện đã bộc lộ những bất cập.

Mặc dù Sở GTVT Hà Nội cùng các ngành chức năng đã tổ chức giao thông mới, trong đó, nhiều nút giao thông "không còn ngã tư". Giải pháp này hiện đã bộc lộ những bất cập.

Các điểm, thời gian ùn tắc gia tăng, thậm chí không còn theo quy luật, sáng, chiều như trước đây mà tắc mọi nơi, mọi lúc.

Theo Phòng CSGT đường bộ, đường sắt CA TP.Hà Nội, hiện tổng số cán bộ, chiến sĩ của phòng là khoảng 700 người làm cả nhiệm vụ xử lý và cắm chốt, phân luồng, tổ chức giao thông trên địa bàn TP. Với lực lượng CSGT như vậy, vì sao giao thông của Hà Nội vẫn liên tục xảy ra ùn tắc? Cách tổ chức giao thông mới lại bắt đầu lộ rõ sự lạm dụng. Giải bài toán cho giao thông Hà Nội thế nào?

Trao đổi với chúng tôi, trung tá Trần Ngọc Ánh - Đội trưởng đội tham mưu - Phòng CSGT đường bộ, đường sắt CATP - cho biết: Chúng ta phải làm được ngay 4 điều. Đó là phải giảm được xung đột của các luồng phương tiện.

"Bởi lẽ các dòng phương tiện chỉ cần chuyển hướng không hợp lý, kể cả từ ngõ nhỏ ra đường chính sẽ cản cả dòng phương tiện đi lại. Và nếu không giải quyết kịp thời sẽ dẫn tới ùn tắc" - trung tá Ánh dẫn chứng.

Trung tá Ánh khẳng định, đã đến lúc các ngành chức năng cần mạnh dạn tổ chức các tuyến đường có thể thành đường một chiều, thậm chí cả các tuyến đường nhỏ. Khi tổ chức như thế này, bắt buộc các dòng phương tiện phải chấp hành và có thể phải đi xa vài ba trăm mét, có khi cả cây số.

Để có thể nhân rộng ra các tuyến phố khác, trước mắt nên triển khai ngay tại các tuyến phố cổ, phố cũ (vì phố nhỏ, ô bàn cờ). Điều nữa, cũng cần quy trách nhiệm rõ cho lực lượng chỉ huy giao thông.

Lực lượng CSGT, thanh tra GTVT khi được phân nhiệm vụ phải làm hết trách nhiệm của mình về tổ chức, hướng dẫn phân luồng giao thông, không thể để xảy ra ùn tắc mới giải quyết.

Đồng thời xử lý kiên quyết các vi phạm mới tạo sức răn đe. Và TP cũng cần có chế tài riêng, đặc thù để xử lý tới mức cao nhất. Ngoài ra, công tác tuyên truyền Luật Giao thông tới người dân phải tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa.

Trung tá Trần Ngọc Ánh và ông Thạch Như Sỹ đều cho rằng, Hà Nội cần khẩn trương có kế hoạch xây dựng cầu vượt, hệ thống xe điện trên cao, tàu điện ngầm, mở thêm đường, đặc biệt là phát triển hệ thống xe buýt công cộng.

Trung tá Ánh nhấn mạnh, ngoài các giải pháp tạm thời, Hà Nội cũng rất cần di chuyển bệnh viện, các trường đại học ra ngoài đường vành đai 3. Tại các khu phố cổ không nên xây dựng nhà cao tầng. Từ đó ta có thể di chuyển được một phần lượng phương tiện.

Giao thông Hà Nội đã đến lúc rất cần các chuyên gia giao thông, các cơ quan chức năng vào cuộc khảo sát kỹ, có cách làm phù hợp với thực tế mới đảm bảo cho giao thông Hà Nội tránh được những ùn tắc.

 

Theo Báo Lao Động.

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)