Nguy cơ tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia

Thứ hai, 29/06/2009 00:00 GMT+7
Trước hết, để kiềm chế TNGT do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia cần xuất phát từ ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông. Mỗi người dân cần tự trang bị cho mình những kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Theo đó, cần nắm rõ quy định mới từ ngày 1-7: khi trong máu, khí thở có nồng độ cồn

Qua khảo sát trong số các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh, có tới 30-40% số vụ người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia...


Một bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu bị tai nạn giao thông đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

 

Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh diễn biến ngày càng phức tạp. Trong số các vụ tai nạn giao thông (TNGT), rất nhiều vụ do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia...

Thực tế báo động

Theo khoa chấn thương chỉnh hình- bỏng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), số bệnh nhân nhập viện do bị TNGT mỗi ngày từ 10 đến 15 ca. Điều này không đồng nghĩa với con số thống kê của ngành chức năng là mỗi ngày toàn tỉnh chỉ xảy ra từ 10 đến 15 vụ TNGT, do một số nạn nhân TNGT được chuyển đến cơ sở y tế khác trên địa bàn hoặc chuyển thẳng lên tuyến trên... Theo ông Nguyễn Mạnh Tôn, phó phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, do nhiều lý do nên bệnh viện không xác minh người bị TNGT có sử dụng rượu, bia hay không, mà quan trọng nhất là phải sơ cứu, cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, căn cứ mùi và chất nôn của bệnh nhân, có thể xác định khoảng 30 đến 40% người bị TNGT sử dụng rượu, bia. Chỉ tính từ ngày 4 đến 24-6, khoa chấn thương chỉnh hình- bỏng đã tiếp nhận 290 ca bệnh nhân bị TNGT, trong đó có 158 ca phải nhập viện. Tháng trước đó, tính từ ngày 7 đến 28-5, khoa đã tiếp nhận tới 557 ca bệnh nhân bị TNGT, trong đó có 180 trường hợp phải nhập viện.

Theo điều dưỡng trưởng Nguyễn Thanh Toàn của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện đã có một thống kê xã hội học về tình trạng bệnh nhân vào viện do TNGT, căn cứ theo mùa, giới tính và độ tuổi. Theo đó, tỷ lệ người TNGT từ 20 đến 59 tuổi (trong độ tuổi lao động) chiếm tới 70 đến 80%, và cũng có tới 70 đến 80% số ca chấn thương sọ não. Bệnh nhân đã sử dụng rượu, bia bị TNGT vào viện là một trong những trường hợp khó khăn nhất cho công tác điều trị, do bệnh nhân đang trong trạng thái tâm thần không ổn định, u mê, bị kích thích; phần lớn vào viện trong tình trạng không có người thân nên các thông tin liên quan để phục vụ điều trị rất khó khai thác. Cũng theo ông Toàn, sau khi đã sử dụng rượu, bia, vỏ não của người điều khiển phương tiện sẽ bị ức chế, hạn chế tầm quan sát, không minh mẫn, dẫn tới tình trạng khó kiểm soát tay lái, không xử lý được các tình huống khi tham gia giao thông nên rất dễ xảy ra tai nạn. Nguy hiểm hơn, rất dễ xảy ra những vụ TNGT nghiêm trọng nếu người đã uống rượu, bia điều khiển phương tiện là ô-tô.

Theo ngành y tế, điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu, bia nếu may mắn không xảy ra sự cố giao thông tại thời điểm hiện tại thì cũng sẽ để lại những hậu quả về sau. Điển hình như trường hợp của ông Bùi Trác Hoài ở khu phố 2, thị trấn Sao Đỏ (Chí Linh). Vợ ông cho biết, trước thời điểm xảy ra tai nạn, ông Hoài không sử dụng rượu, bia. Tuy nhiên, một thời gian dài trước đó ông nghiện rượu. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến việc cơ thể luôn trong trạng thái mỏi mệt, thiếu minh mẫn và tập trung... nên xảy ra tai nạn. Trước đó, ngày 23-6, ông Hoài bị tai nạn xe máy tại thị trấn Sao Đỏ, sau khi được sơ cứu tại cơ sở y tế gần nhất ông đã được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh, tuy nhiên đến nay bệnh nhân vẫn đang trong tình trạng hôn mê.

Những giải pháp kiềm chế

Trước hết, để kiềm chế TNGT do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia cần xuất phát từ ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông. Mỗi người dân cần tự trang bị cho mình những kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Theo đó, cần nắm rõ quy định mới từ ngày 1-7: khi trong máu, khí thở có nồng độ cồn (đối với người điều khiển ô-tô) hoặc có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép (từ 50 mi-li-gam/100 lít máu hoặc 0,25 mi-li-gam/1 lít khí thở) đối với người điều khiển mô-tô, xe máy, ngoài bị phạt tiền còn bị xử lý bằng hình thức tước bằng lái xe và chỉ trả phương tiện khi đã hết mùi rượu. Từ ngày 1-7, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ sử dụng máy đo nồng độ cồn để xử lý lái xe vi phạm. Trường hợp người điều khiển phương tiện từ chối kiểm tra nồng độ cồn bằng máy sẽ bị xử phạt tương đương ở mức quá nồng độ cồn cho phép theo Nghị định 146. Lái xe ô-tô uống rượu, bia điều khiển phương tiện sẽ bị phạt từ 1 đến 3 triệu đồng; xe máy từ 400 nghìn đến 800 nghìn đồng; bị tước giấy phép lái xe 60 ngày. Đây sẽ là một trong những biện pháp quan trọng để hạn chế tình trạng TNGT do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia.   

 

 

Theo Báo Hải Dương.

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)