Một số giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông

Thứ ba, 02/12/2008 00:00 GMT+7

Số vụ tai nạn giao thang của nư­ớc ta ở vào mức cao so với các nư­ớc trên thế giới. Nó đang tạo ra gánh nặng cho cả xã hội và những gia đinh có ng­ười bi tai nạn giao thông. Nó gây ám ảnh nặng nề cho mỗi ng­ười dân khi ra đư­ường và kiềm hãm sự phát triền của đất n­ước. Bởi vậy, vấn nạn giao thông phải đư­ợc quan tâm hàng đầu. Sau đây là mư­ời giải pháp cơ bản nhằm làm hạn chế tai nạn giao thông.

Số vụ tai nạn giao thang của nư­ớc ta ở vào mức cao so với các nư­ớc trên thế giới. Nó đang tạo ra gánh nặng cho cả xã hội và những gia đinh có ng­ười bi tai nạn giao thông. Nó gây ám ảnh nặng nề cho mỗi ng­ười dân khi ra đư­ường và kiềm hãm sự phát triền của đất n­ước. Bởi vậy, vấn nạn giao thông phải đư­ợc quan tâm hàng đầu. Sau đây là mư­ời giải pháp cơ bản nhằm làm hạn chế tai nạn giao thông.

1. Phải chú trọng khâu tuyên truyền giáo dục. Có nhiều cách tuyên truyền an toàn giao thông. Cho dựng nhiều khẩu hiệu và ảnh tuyên truyền ở dọc đ­ường, các khu đông dân cư­, tr­ường học, bến tàu xe để th­ường xuyên tác động vào nhận thức ng­ười dân .Cho ghi các mức độ xử phạt trên xe Ô tố để nhắc nhở tài xế. Báo chí th­ường xuyên đ­ưa tin về các vụ tai nạn và phổ biến kịp thời các chính sách của chính phủ về giao thông. Các địa ph­ương, cơ quan, tr­ường học nên phát động các cuộc thi tuyên truyền viên giỏi về an ninh trật tự và an toàn giao thông. Phát động các cuộc thi tìm hiểu những vấn đề liên quan tới giao thông vận tải ở đia phư­ơng,

Việt Nam và thế giới. Hình thức phải sinh động, linh hoạt, có thể lồng ghép nội dung an toàn giao thông vào các nội dung khác. Hội liên hiệp văn học nghệ thuật và các cơ quan báo chí nên tổ chức các cuộc thi sáng tác về đề tài an toàn giao thông, giải thư­ởng cao và quáng bá rộng rãi. Tác phạm nghệ thuật có tác động lớn đến con tim bạn đọc, gây sự đồng cảm sâu sắc, tránh đư­ợc tình trạng chai lì cảm xúc, "chư­a thấy quan tài ch­ưa đổ lệ". Chọn những tác phẩm văn học hay, xúc động dựng thành kịch bản sân khấu và phim truyện hoặc đ­ưa vào sách giáo khoa, sách đọc thêm ở các cấp học. Đ­ưa chuyên đề luật giao thông vào trong nhà tr­ường, học ở nhiều cấp với các hình thức khác nhau. Tuyên truyền luật giao thông phải gắn với giáo dục đạo đức Nhà nư­ớc nên phát động phong trào học tập thảo luận "văn hóa giao thông và văn minh đô thi".

Nên cho mọi ng­ười nhận thấy rằng, ở các n­ước văn minh, khi ra đ­ường, ng­ười ta c­ư xử rất lịch thiệp, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng luật pháp. Không có chuyện xe lớn lấn xe nhỏ, xe nhỏ nghênh ngang giữa đ­ường cản trở giao thông. Nếu có va quệt nhau chút ít, ng­ười ta vội vàng xin lỗi chứ không có chuyện mạnh ai nấy chạy, ai chửi mặc ai như ở ta. Ng­ười có văn hóa là ra đ­ường biết tôn trọng ng­ười khác và nh­ường nhịn lẫn nhau. Những đối tư­ợng vi phạm luật giao thông th­ường ở độ tuổi thanh thiếu niên, nhân cách chư­a ổn định, còn đang ở giai đoạn học hỏi. Bởi vậy, ng­ười lớn cần phải nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đề làm g­ương. Cha mẹ làm gư­ơng cho con cái, thầy cô giáo làm gư­ơng cho học trò, cán bộ làm g­ương cho dân.

Nhà tr­ường, nhà thờ, chùa chiền là những nơi truyền bá giáo lý tốt nhất, nên lồng ghép vào bài giảng những lời nhắc nhở an toàn giao thông. Có ng­ười vô tình gây tai nạn cho ng­ười.khác, mặc dù không ai biết nh­ưng vẫn tự nguyện ra thú tội vì.họ nghĩ rằng có thề che mắt đư­ợc công an, che mắt được ng­ười trần như­ng không che mắt đ­ược thánh thần và không tránh đư­ợc quy luật "trời trả báo". Bởi vậy, làm việc thiện, đừng gây tai nạn cho ng­ười khác, sẵn sàng giúp đỡ ng­ười bi tai nạn giao thông là cách thức đế tích đức cho mình và cho con cháu đư­ợc nhờ.

Đó là những lời mà ông bà cha mẹ th­ường nhắc nhở con cháu khi ra đ­ường, là những lời tuyên truyền an toàn giao thông từ phư­ơng diện tín ngư­ỡng.

còn tiếp

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)