Bài toán giao thông đường bộ của Việt Nam

Thứ năm, 02/10/2008 00:00 GMT+7
Qua quá trình theo dõi lâu dài thực trạng giao thông của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Chúng thôi thấy rằng chính phủ và bộ giao thông vận tải cần quan tâm nhiều hơn đối với tính mạng người dân Việt Nam tham gia giao thông. Trong công tác giảm thiểu tai nạn và ách tắc giao thông, rõ ràng cần bắt tay vào xây dựng ngay đường sắt cao tốc hai chiều (TGV) để giải quyết nhu cầu đi lại ngày càng lớn của nhân dân. Một khi có đường sắt siêu tốc, lượng hành khách và hàng hoá lưu thông sẽ được giải phóng với số lượng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế và an toàn cao.
Qua quá trình theo dõi lâu dài thực trạng giao thông của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Chúng thôi thấy rằng chính phủ và bộ giao thông vận tải cần quan tâm nhiều hơn đối với tính mạng người dân Việt Nam tham gia giao thông. Trong công tác giảm thiểu tai nạn và ách tắc giao thông, rõ ràng cần bắt tay vào xây dựng ngay đường sắt cao tốc hai chiều (TGV) để giải quyết nhu cầu đi lại ngày càng lớn của nhân dân. Một khi có đường sắt siêu tốc, lượng hành khách và hàng hoá lưu thông sẽ được giải phóng với số lượng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế và an toàn cao. Và rõ ràng là, sự chậm trễ của hệ thống đường sắt siêu tốc này còn bao nhiêu năm sẽ là tỉ lệ thuận với bấy nhiêu ngàn người dân tham gia giao thông đường bộ bỏ mạng nơi công cộng.
Với thực trạng hiện nay, người dân phải tự nhận thức được rằng nếu đi đường xa, nên chọn phương tiện an toàn bậc nhất là tàu thống nhất. Nếu đi xe khách, hành khách cũng cần để ý « bác tài«, nếu tài xế mệt mỏi, hành khách nên yêu cầu họ nghỉ ngơi.
Đối với đường bộ, chính phủ nên cắt giảm quyền kinh doanh xe khách và giảm thiểu vận tải tư nhân. Thêm vào đó, đầu tư và hiện đại hoá phương tiện và hệ thống xe khách liên tỉnh hay xe vận tải cho các công ty vận tải nhà nước. Bởi do các hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, thiếu trang bị kỹ thuật và phương tiện thường nhập cũ của nước ngoài nên không đảm bảo an toàn. Một điều dễ thấy là, một chiếc xe khách đã bị thải của nước ngoài, rõ ràng nó không thể đảm bảo độ an toàn hay hệ thống máy móc đã lỗi thời, gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, cần kiểm soát kỹ hơn về tay nghề của các tài xế. Các vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe khách phần lớn do tài xế chạy đường dài khi đã mệt mỏi nhưng vẫn « chạy cố «, gây hậu quả đáng tiếc.
Ở các nước tiên tiến, phương tiện vận chuyển công cộng đường dài chủ yếu là đường sắt cao tốc hoặc xe khách hiện đại cỡ lớn thuộc công ty nhà nước quản lý. Chẳng hạn ở Pháp, chúng tôi chưa bao giờ phát hiện thấy một xe khách tư nhân vận hành ngoài quốc lộ.
Đối với việc quản lý tốc độ phương tiện giao thông đường bộ, bộ giao thông nên xem xét trình làng hệ thống bắn tốc độ tự động, điều mà hầu như mọi nước khác đã làm từ lâu. Hệ thống này chế tạo không khó và chi phí không cao. Nó có thể chụp ảnh và nghi tốc độ tự động đối với bất kỳ phương tiện nào đi qua nó trong trạng thái tốc độ thấp hoặc cao hơn so với quy định. Nó cũng chính là bảo bối của nhà nước để khắc phục tình trạng xe vi phạm quá tốc độ quá nhiều và không thể kiểm soát hết gây đa số các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Các biện pháp xử phạt như tăng chi phí phạt hành chính đến nay cũng góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông. Tuy nhiên mức tiền phạt như hiện nay vẫn là « nhẹ ». Vì thế nhà nước nên tăng mức xử phạt lên khoảng 5 lần so với hiện nay và áp dụng cấm điều khiển phương tiện 1 năm trở lên nếu vi phạm lần đầu. Nếu áp dụng « mạnh tay« như thế, nếu người điều khiển phương tiện vẫn cố tình vi phạm thì đương nhiên người đó sẽ không được quyền điều khiển xe, giảm thiểu rõ rệt nguyên nhân gây tai nạn nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông khác. Như vậy, chúng tôi tin chắc rằng chỉ sau 2 tháng áp dụng, sẽ giảm 70 số vụ tai nạn giao thông so với hiện nay.


Tran Van Giang
Eliaus, Université de Perpignan, 66860 Perpignan cedex, France.
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)