Kéo giảm TNGT phải như cứu hỏa

Thứ hai, 16/06/2008 00:00 GMT+7

Hạn chế và kéo giảm TNGT không phải chỉ dùng một giải pháp mà cũng không thể làm trong một sớm một chiều. Tuy nhiên việc này phải làm như cứu hỏa và không thể chậm trễ, tức là phải áp dụng mọi biện pháp khả thi và phải nhanh nhất có thể được. Bởi TNGT không chừa ai mà cũng chẳng chờ giải pháp nào để hạn chế cả. Có thể là việc ban hành các quy định còn thiếu; tuyên truyền giáo dục; tăng cường pháp chế; lập cơ chế giám sát; xử lý nghiêm minh, chính xác những người vi phạm giao thông,...

Hạn chế và kéo giảm TNGT không phải chỉ dùng một giải pháp mà cũng không thể làm trong một sớm một chiều. Tuy nhiên việc này phải làm như cứu hỏa và không thể chậm trễ, tức là phải áp dụng mọi biện pháp khả thi và phải nhanh nhất có thể được. Bởi TNGT không chừa ai mà cũng chẳng chờ giải pháp nào để hạn chế cả. Có thể là việc ban hành các quy định còn thiếu; tuyên truyền giáo dục; tăng cường pháp chế; lập cơ chế giám sát; xử lý nghiêm minh, chính xác những người vi phạm giao thông,...

Trước hết, trên các đường liên tỉnh, quốc lộ, nhất thiết cần khảo sát các đường ngang, đường tránh, đường dành cho người đi bộ. Kiên quyết không cho người đi bộ, xe thô sơ đi qua đường cao tốc bằng việc làm các đường tránh hợp lý khi thiết kế xây dựng đường. Không quy hoạch cho dân sinh sống trong hành lang bảo vệ đường cao tốc (ví dụ hành lang bảo vệ là 50m so với mặt đường). Bắt buộc phải làm đường tránh, đường ra vào đường cao tốc một cách hợp lý để phân luồng xe rẽ trái, rẽ phải. Đường cao tốc phải có 3-4 làn xe với quy định tốc độ chạy xe cho từng làn đường một cách hợp lý khi thiết kế và lập dự án xây dựng.

Thứ hai, trong nội thị cần khảo sát kỹ lưỡng toàn bộ hệ thống giao thông đô thị. Ưu tiên các giải pháp vận chuyển hành khách công cộng như tàu điện ngầm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tiến hành ngay việc thực hiện dự án này.

Thứ ba, chấn chỉnh công tác quy hoạch đô thị một cách hợp lý. Hình thành nhiều các trung tâm kinh tế, văn hóa đô thị ra ngoại thành hoặc xa trung tâm thành phố. Lập và thực thi quy hoạch một cách tổng thể, phối hợp giữa các ngành như quản lý đô thị, điện lực, viễn thông,… để khi xây dựng xong khu đô thị cũng là lúc xong toàn bộ các cơ sở hạ tầng dịch vụ khác tránh trường hợp đào bới không đồng bộ hiện nay.

Với các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM hay xảy ra tai nạn và ùn tắc giao thông cần thanh tra các dự án tăng cường giao thông đô thị, sửa chữa các tồn tại của dự án, mạnh dạn sửa sai, lập lại trật tự giao thông đô thị. Khảo sát hệ thống đèn báo, hiện nay hệ thống đèn báo có nhiều bất hợp lý tại một số ngã ba, ngã tư (chiều để đèn lâu quá, chiều để đèn ngắn quá, cần thiết phải tính đến giờ lưu hành phương tiện để đặt đèn). Hiện nay một số điểm giao cắt trong nội thị đã có đồng hồ đếm ngược, điều này góp phần rất lớn vào việc chủ động tham gia giao thông của các phương tiện trên đường, tuy nhiên đồng hồ không đồng bộ, có chỗ đồng hồ rất bé, chữ số rất nhỏ không nhìn rõ. Để thống nhất trên toàn thành phố, cần thiết phải đưa ra tiêu chuẩn chung liên quan đến các phương tiện, vật tư phục vụ cho giao thông công cộng nói chung và cho giao thông nội thị nói riêng.

Một điểm nữa là cần sửa đổi cơ chế phạt các hành vi vi phạm Luật Giao thông theo chiều hướng tăng mức phạt, mở rộng đối tượng phạt. Nhất thiết phải xử phạt người đi bộ, xe thô sơ không tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, đây là một nguyên nhân gây TNGT mà từ trước đến nay CSGT thường không xử phạt. Ngoài ra, cần xử lý nghiêm khắc và đuổi khỏi ngành các cán bộ CSGT ăn tiền, tham nhũng của người vi phạm giao thông; khuyến khích công dân tố giác hành vi ăn tiền tham nhũng này bằng cách miễn truy cứu hành vi đút lót khi có hành vi tố cáo cán bộ, công an tham nhũng.

Lê Đăng Bắc (Hà Nội)

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)