Không đội mũ bảo hiểm phạt 150.000 đồng
 |
Thượng tá Phạm Văn Thịnh. Ảnh: T.Q. |
Mức phạt này tăng gấp 5 lần so với trước kia và được áp dụng từ 2/10. Thượng tá Phạm Văn Thịnh, Trưởng phòng CSGT Đường bộ TP HCM vừa trao đổi với VnExpress
- Ông cho biết thêm những lỗi vi phạm khác trong quy định xử phạt mới mà CSGT thành phố đang áp dụng? về vấn đề trên.
- Từ ngày 2/10, chúng tôi chính thức triển khai quy định 146 của Chính phủ về xử phạt các hành vi phạm Luật giao thông đường bộ. Nhiều lỗi sẽ bị phạt nặng để tăng tính răn đe, khiến người tham gia giao thông có ý thức chấp hành luật tốt hơn. Ngoài lỗi không đội mũ bảo hiểm trên những tuyến đường bắt buộc, các hành vi gây tai nạn, gây rối trật tự công cộng… sẽ bị giữ giấy phép lái xe từ 60 ngày đến 90 ngày hoặc tước giấy phép chứ không chỉ bị bấm lỗ bằng lái và phạt hành chính như trước đây.
Bên cạnh đó, một số hình thức xử phạt mới được quy định như chở quá trọng tải bị xử phạt theo mức độ và tính chất vi phạm. Xe chở quá số người quy định sẽ đếm đầu người để nhân lên mức phạt cho từng trường hợp chứ không áp dụng mức cố định.
- Hiện nay có nhiều phương tiện ngoại tỉnh tham gia lưu thông trong thành phố, CSGT sẽ tiến hành xử phạt thế nào khi áp dụng phương thức ghi hình phạt "nguội" (sử dụng thiết bị camera ghi hình)?
- Việc xử phạt qua hình ảnh, TP HCM đã khởi đầu làm thí điểm 13 tháng trước đây. Các phương tiện được đăng ký quản lý tại thành phố lực lượng CSGT đều truy cập được. Số người nhập cư cũng đã được điều tra xác định nơi đăng ký tạm trú và đăng ký biển số xe.
Mới đây, chúng tôi đã kiến nghị với Bộ Công an truyền dẫn và cung cấp tất cả các số liệu phương tiện đăng ký của khu vực cũng như của toàn quốc cho lực lượng CSGT để kết nối thông tin nên các phương tiện lưu thông đều được điều chỉnh và xử phạt.
- Lực lượng CSGT đã thực hiện biện pháp nào để giải quyết triệt để tình trạng học sinh điều khiển xe gắn máy tới trường?
- Tất cả các trường hợp học sinh vi phạm, không phân biệt chủ sở hữu, lực lượng CSGT đều tiến hành tạm giữ phương tiện 90 ngày. Đồng thời, CSGT sẽ thông báo về Sở Giáo dục Đào tạo rồi đến các trường và phụ huynh để có biện pháp phối hợp giáo dục, ngăn chặn, hạn chế được tối đa tình trạng học sinh đi xe môtô tới trường. Từ khi triển khai tới nay, thành phố đã xử lý trên 400 trường hợp.
- Trước vấn đề nóng bỏng về ùn tắc, kẹt xe trên địa bàn thành phố, Phòng CSGT có những biện pháp nào nhằm cải thiện tình hình này?
- Giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông cần có sự phối hợp với Chính phủ, các cơ quan ban ngành, triển khai các dự án về giao thông đô thị. Những dự án này khi hoàn thành sẽ từng bước giải quyết những thách thức về vấn đề kẹt xe. Việc tổ chức giao thông khoa học hơn, tính toán thời gian làm việc lệch ca, lệch giờ của các cơ quan trên địa bàn thành phố sẽ làm giảm áp lực về ùn tắc giao thông vì giãn được mật độ xe trong giờ cao điểm…
Riêng ngành CGST, đến nay, chúng tôi đã phối hợp với các lực lượng nhằm đảm bảo công tác tuần tra, kiểm soát cơ bản 33 điểm có nguy cơ ùn tắc kẹt xe trong thành phố. Từ năm 2002, chúng tôi đã cập nhật thông tin khi xảy ra ùn tắc, kẹt xe trên sóng FM radio. Trên 6.000 xe taxi rất ủng hộ biện pháp này và sắp tới chúng tôi sẽ đề nghị toàn bộ xe buýt lưu thông trong giờ cao điểm phải cập nhật thông tin qua hệ thống FM radio để tránh vào những điểm ùn tắc.
Về các tai nạn giao thông, lực lượng CSGT sẽ được đánh dấu hiện trường tạo điều kiện cho việc khám nghiệm, xử lý tai nạn, trả lại mặt đường để vãn hồi giao thông. Ngoài ra, tại các điểm ngập nước, điểm xảy ra cây xanh gẫy đổ, chúng tôi cũng sẽ bố trí các điểm điều tiết tổ chức giao thông từ xa.
(theo VnExpress)