Đề xuất cho giao thông khối lượng lớn (Massive Traffic)

Thứ ba, 13/03/2007 00:00 GMT+7
    Chuyên gia giao thông hoặc nhà đầu tư của Nhật hoặc người Nhật nói chung khi đến Vn đều bảo là cần phải có hệ thống massive-traffic(giao thông công cộng chuyên chở với số lượng lớn) .Dựa trên kinh nghiệm của một số nước thì ở Nhật là giao thông công cộng phải là đường sắt. Ví dụ nước

Người gửi: Nguyễn Hải Minh.
Email: nguyenhaiminh@gmail.com


Khi thảo luận cũng như khi quy hoạch nên tách thành giao thông nội đô và giao thông liên tỉnh để dễ hiểu hơn.

Với giao thông nội đô :

Chuyên gia giao thông hoặc nhà đầu tư của Nhật hoặc người Nhật nói chung khi đến Vn đều bảo là cần phải có hệ thống massive-traffic(giao thông công cộng chuyên chở với số lượng lớn) .Dựa trên kinh nghiệm của một số nước thì ở Nhật là giao thông công cộng phải là đường sắt. Ví dụ nước Nhật giải quyết khá tốt giao thông công cộng. (số liệu cung cấp của JR(Japan Railways, 2006))

 

Xây dựng hệ thống đường sắt như trên thì thực tế ở Việt nam ta quá xa vời. Với hà nội thì nội đô quá bé nên xây dựng đường sắt nội đô là không khả thi và quá đắt đỏ khi phải đền bù đất đai. Phương án nâng cao đường sắt nội đô hiện tại tránh giao cắt nhưng điều này không khả thi. Và chỉ có phương án là không cho tàu chạy vào trong nội đô::Tức là đưa các ga hiện hành ra ngoại ô vì tốc độ chậm, gây ồn ào tắc đường, không giải quyết được gì cả.. Ở Nhật thì người ta đưa ga cuối của Shinkansen ra khỏi Tokyo.

Do vậy bài viết chỉ nói đến hiện trạng việt nam là phương tiện lưu thông trên đường hiện tại. Và dĩ nhiên cũng cần phải có giải pháp massive-traffic.

Lí do::

Các phương tiện khi tham gia lưu thông không chỉ cần không gian vật lý để lưu thông :: Cần có khoảng cách an toàn với các phương tiện giao thông khác. Khi phía trước đột ngột dừng lại thì cần có 2 giây để cho người điều khiển phương tiện phía sau phản ứng đạp phanh và khoảng cách an toàn chính là quảng đường đi được trong 2 giây với tốc độ giảm dần từ tốc độ hiện hành. Vận tốc càng lớn thì không gian an toàn cần thiết càng lớn. (Xem ảnh kèm theo).

 

Do đó muốn vận hành hệ thống giao thông thì cần phải giảm mật độ phương tiện lưu thông tức là phải dùng Massive-Traffic. Mà rõ rang khi sử dụng Massive-Traffic và nếu Massive-Traffic tiện lợi thì người tham gia giao thông sẽ từ bỏ phương tiện cá nhân để tham gia giao thông. Quan hệ sẽ là cả 2 bên cùng có lợi (win-win).

Cái lợi đầu tiên mà nhìn thấy được việc sử dụng Massive- Traffic là có thể giảm được tai nạn giao thông giữa các phương tiện cá nhân.

Tận dụng những gì mình có và khả thi thì chỉ còn mỗi xe buýt. Nếu gọi là mass-traffic cho xe buýt thì không đúng mà là pseudo- mass-traffic. Đề xuất là sử dụng xe buýt nối dài và xe buýt 2 tầng và gọi là MassiveBus(Xe buýt chuyên chở với số lượng lớn). Hồng-Kong và ở Anh thì ta thường thấy xe buýt 2 tầng trên phim ảnh còn ở Nhật thì cũng hay sử dụng xe buýt nối dài. Có một số đặc điểm như sau

+MassiveBus không cần phải quay đầu khi muốn chạy ngược lại

+MassiveBus thì chạy trên những tuyến dài và không quanh co

Ví dụ như là ở Hà nội thì Tuyến Cửa Nam –Thường Tín, Cửa nam-Cầu Giấy-Phùng –Trôi-Nhổn, Hòa Lạc-Liễu Giai, Minh Khai-Yên Phụ, Minh Khai-Trường Chinh-Cầu Giấy-Hồ Tây…có thể sử dụng tốt

+Xây dựng quy chế ưu tiên cho xe buýt nối dài khi lưu thông (Mức độ ưu tiên gần giống như tàu hỏa)

+Với những đoạn đường mà MassiveBus không chạy được thì dùng xe buýt đơn để liên lạc. Và xe buýt đơn thì chạy trong những đoạn đường ngắn trong khu phố cổ hoặc lân cận như hiện tại

   Về cách vận hành chi tiết thì sẽ phải cần có tính toán thiệt hơn và đánh giá sâu hơn. Bài viết chỉ đưa ra một cấu tưởng, ý tưởng dễ khả thi nhất.

Với giao thông liên tỉnh thì xin phép chuyển sang bài sau nhưng chỉ có một ý kiến nhỏ như sau

Giống như con người phải có bộ xương tốt, một chương trình phải có một cái khung tốt ngay từ đầu và dài hạn. Nếu chắp vá, đến đâu hay đến đấy thì rất vất vả về sau mỗi khi xây dựng dự án thì tiền đền bù đất đai rất mất thời gian và tiền bạc.

Xây dựng hệ thống tàu cao tốc và siêu tốc đã trở nên cấp thiết. Nhật khi xây dựng hệ thống tàu siêu tốc ở những năm 1960 cũng đâu có nghĩ là thành công như ngày hôm nay khi nó mang tính ưu việt hơn các phương tiện khác như hàng không,…Cần phải có con mắt chiến lược cho 50 năm sau. Các terminal-hub cỡ lớn nhỏ khoảng cách 300km hoặc 200km thì nên xây dựng một hub thành phố nhỏ và ta sẽ có chuỗi đô thị Nam Bắc. Và việc này cũng sẽ giúp cho việc giãn dân, tránh tập trung về 2 thành phố lớn.

 

 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)