ĐIỀU KIỆN:
1) Tất cả các loại ô tô chở khách phải đăng ký bến đỗ, giờ xuất bến ( khởi hành), giờ nhập bến ( kết thúc hàn trình).
2) Cơ quan Công an phải nắm được vận tốc cho phép xe chạy và độ dài của từng đoạn đường, từng loại xe .
BIỆP PHÁP QUẢN LÝ:
Khi một ô tô E chạy từ A đến B, Cơ quan Công an nắm được giờ xuất bến A và giờ nhập bến B thì có thể đã tính được tổng thời gian lưu thông, vận tốc trung bình của cả đoạn đường mà ô tô E đó đã chạy . Sau đó so sánh với vận tốc quy định của từng đoạn đường cộng lại thì đã xác định được xe ô tô E đó có chạy quá vận tốc cho phép hay không.
Ví dụ:
Xe ô tô E ( loại 15 chỗ ngồi ) khởi hành từ bến xe Đức Long – Gia Lai đến bến xe Trung tâm Quy Nhơn 160km mất 3 giờ. Giả sử đoạn đường này có 5 thị trấn có chiều dài 5km/01 thị trấn; 01 thị xã có chiều dài 10km, 02 thành phố chiều dài 20km/01 thành phố. Vận tốc cho phép : Trong thị trấn: 40km/giờ; Thành phố 30km/giờ; Đoạn đường còn lại 60km/giờ.
Căn cứ dự liệu trên ta tính được :
+0 5 Thị trấn ô tô E phải chạy nhiều nhất: 37.5 phút
((5 thị trấn x 5km/thị trấn ): 40km/h = 0.625 giờ = 37,5 phút )
+01 Thị xã và 02 Thành phố ô tô E phải chạy nhiều nhất: 1giờ 66 phút 66 giây
( 50 km : 30km/h = 1.6666 = 99,99 phút )
+ Đoạn đưòng còn lại ô tô E phải chạy nhiều nhất: 1giờ 41 phút 66 giây
( 85km : 70km/h = 1,2143 = 72,86 phút )
Tổng cộng xe Ô tô E phải chạy : 210,35 phút = 3,51 giờ
Chưa tính các đoạn đường cong, đổ đèo, dừng trả khách, mua vé qua trạm thu phí và thời gian giải lao...
So với thời gian đăng ký 3 giờ thì xe Ô tô E chạy quá 51 phút.
Kết luận: Xe ô tô E chạy quá tốc độ cho phép.
XỬ LÝ:
Căn cứ biện pháp quản lý và cách tính toán trên Cơ quan Công an chỉ cần ngồi tại Bến xe để theo dõi và xử phạt mà không cần phải tuần tra trên đường hay dùng súng bắn tốc độ chạy lung tung ngồi đường vừa tốn kém vừa dễ xảy ra tiêu cực.
Tác giả: HÀ TRỌNG HỢI
Địa chỉ: 14/12 Sư Vạn Hạnh_Pleiku_ Gia Lai.