Người gửi: Bắc Hải
E-mail: bachai2007@hotmail.com
Hệ thống giao thông tại quê nhà có lẽ là một trong các hệ thống đáng sợ nhất trên thế giới. Hàng ngày, nếu không xẩy ra tai nạn mới là điều lạ! Tai nạn xẩy ra mọi nơi mọi lúc cho đến nỗi không còn mấy ai băn khoăn tại sao tai nạn lại xẩy ra. Ngồi trên taxi hay sau xe gắn máy khi về thăm quê nhà, tôi cứ thon thót sợ không biết tai nạn có thể xẩy ra cho mình lúc nào. Người lái xe cho tôi có thể cẩn thận, nhưng người khác vẫn có thể gay tai nạn cho chúng tôi. Cứ đứng ở một phố góc đường nào đó mà nhìn, ai lại không run người khi thấy xe lớn xe nhỏ “cắt đầu nhau”, còi xe bóp inh ỏi, bụi và khói bay mù trời! Kẻ chen qua người lấn lại cứ như “làm xiếc”!.
Tôi xin nêu vài ý kiến đóng góp vào việc cải tiến giao thông:
Điều đầu tiên tôi nghĩ chính quyền cần tu chỉnh là: hối lộ. CSGT và những ai có nhiệm vụ kiểm soát giao thông phải tuyệt đối không nhận tiền hối lộ của người phạm lỗi. Nếu người phạm lỗi có cách hối lộ để lẫn tránh, vi phạm vẫn còn xẩy ra.
Giam xe:
Tôi không cho đây là biện pháp hữu hiệu để giáo dục người vi phạm. Trước đây, đã có nhiều bằng chứng cho thấy ngược lại. Đây là cơ hội để một số viên chức “làm tiền” người bi giam xe (không đóng tiền, xe sẽ bị làm thịt!)
Tăng tiền phạt không phải là điều kiện tiên quyết để giải quyết khi vẫn còn hối lộ. Tiền phạt phải hữu lý và để nhắc nhở hơn là để khiển phạt.
Hữu lý: Tiền lương của một công nhân bình thường giả thiết là 800.000 đồng một tháng. Nếu phạt một triệu đồng, tiền đâu để đóng phạt? Không tiền thì phải “năn nỉ”, thế có nghĩa là tạo cơ hội để hối lộ! Ở Mỹ, vi phạm giao thông bị phạt từ 35 dollars đến trên một trăm. Với đa số, tiền phạt này ai cũng đóng được không than vãn gì. Thế nhưng, một lần bị phạt là một lần sợ, phần lớn không ai dám vi phạm lần thứ hai.
Người phạt tiền không nhận tiền trực tiếp dù ít hay nhiều. Khóa chặt mọi cửa có thể giúp người phạt nhận tiền của người bị phạt. Tiền đóng phạt phải gửi hay đóng trực tiếp cho TÒA ÁN. Ai không đóng phạt là tòa truy tố! Người bị phạt có quyền kháng cáo trước tòa, có luật sư miễn phí biện hộ cho nếu cần! Nói cách khác, vi phạm giao thông là một “tội” phải ra tòa và có án tích! Nếu tái phạm, người vi phạm sẽ bị hình phạt tích lũy!
Giáo dục:
Xã hội: Mọi hệ thống truyền thông (báo chí, radio, truyền hình vv) thường xuyên in, đọc và dẫn giải luật lệ giao thông. Làm được như vậy, chính quyền phải có luật lệ rõ ràng vì như đã nói đó là luật tòa án.
Trường học: Dạy và giải thích luật lệ giao thông mọi lớp.
Gia đình: Luât giao thông cần được phổ biến đến từng gia đình, nhất là ở thành thị.
Thi bằng lái: Luật giao thông phải được khảo kỹ lưỡng.
Áp dụng luật:
Luật phải được áp dụng như đã đề ra, như với bất cư luật nào khác của tòa án, không thể có nhiều cách hiểu khác nhau. Luật chỉ có thể hiểu một cách ngang ngay sổ thẳng mà thôi.
Thay đổi luật lệ giao thông:
Tôi nghĩ đây là việc cấp bách. Hệ thống đường sá, phân tuyến cần phải được xem xét lại, và khẩn cấp.
Hiện tại, xe lớn xe nhỏ khi quẹo trái quẹo phải cứ cắt ngang đầu xe chạy thẳng tại các giao điểm, và ngay khi đang chạy trên đường. Đèn xanh nhảy ngay qua đèn đỏ, không có đèn vàng chờ đợi. Khi về thăm TP HCM, tôi hỏi người lái xe taxi sao không lấn qua lane trái để chờ quẹo trái, người tài xế trả lới, “Không được đâu, cảnh sát thổi ngay đấy!”
Tôi đề nghị:
Phân tuyến xe 4 bánh, xe 2 bánh có động cơ, và 2 bánh và 4 bánh không động cơ.
Phân tuyến quẹo trái quẹo phải khi sắp đến giao lộ để các xe muốn quẹo “vào vị thế” sẵn sàng.
Đường xá của ta vẫn còn hẹp nên cần tổ chức nhiều lộ chạy một chiều đễ có thể phân tuyến dễ dàng hơn.
Tốc độ: Giới hạn tốc độ cách hữu lý. Tôi có đọc về giới hạn tốc độ 30—35 cây số đường trường và cảm thấy li kì. Lí do là, bất cứ xe nào chạy với tốc độ rùa bò như vậy sẽ mau “nóng máy” và hỏng xe, nhất là xe bên ta còn dùng “số tay”.
Bên trên mới chỉ là một đề án chưa đi vào cụ thể. Để thực thi đề án, có lẽ cần đến một bản văn dài vài chục trang với đầy đủ minh họa. Chỉ mong sao một hút của đề án này được xem tới đề lần sau về thăm quê hương không còn cảnh ngồi trên xe mà phập phồng lo sợ!