Luật không nghiêm, dân không sợ, Luật không đúng, dân không tin

Thứ năm, 04/01/2007 00:00 GMT+7
Lưu thông trên những con đường Việt Nam thì chắc chắn bạn sẽ gặp những lỗi vi phạm luật giao thông nhiều không thể đếm hết. Từ những lỗi nhỏ mà ít ai biết như đi xe máy mà cầm ô cầm dù, cho đến những lỗi mà ai cũng biết như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, v.v…
Người gửi: Lý Anh Hoàng
E-mail: vodanh@gmail.com
Ngày gửi: Thứ năm, 04/01/2007
Giao thông tại Việt Nam
Lưu thông trên những con đường Việt Nam thì chắc chắn bạn sẽ gặp những lỗi vi phạm luật giao thông nhiều không thể đếm hết. Từ những lỗi nhỏ mà ít ai biết như đi xe máy mà cầm ô cầm dù, cho đến những lỗi mà ai cũng biết như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, v.v…

 Có những điều mà hầu như 99,99% những người lưu thông trên đường không biết:

            Ví dụ như về đèn giao thông khi chuyển sang màu vàng thì sẽ như thế nào: khi đèn giao thông chuyển từ xanh sang vàng thì đối với những phương tiện đã đi qua vạch trắng dừng xe thì được phép đi tiếp, đối với những phương tiện chưa đi qua vạch trắng thì phải dừng xe. Khi đèn giao thông chớp vàng liên tục thì có nghĩa là mọi phương tiện lưu thông qua giao lộ phải đi chậm cẩn thận

 Còn với vạch dành cho người đi bộ: nếu bạn đã từng tới Malaysia thì khi có một người đi bộ chạm 1 chân xuống vạch đó thì mọi phương tiện đều phải dừng lại nhường cho người đi bộ đi qua. Còn ở Việt Nam, ngoài những vạch dành cho người đi bộ gần những giao lộ có đèn giao thông thì con chút giá trị, còn những vạch dành cho người đi bộ khác đều chỉ có giá trị trang trí mà thôi.

 Những điều cần biết về lưu thông trên đường như thế nhưng những người khi lưu thông lại không biết, một phần nguyên nhân cũng hệ thống thi lấy bằng lái ở Việt Nam còn quá kém. Tôi nhớ lúc tôi thi lấy bằng lái (năm 2001), tôi đã phải học thuộc nguyên quyển sách về luật giao thông mà trung tâm phát, nhưng khi thi thì trên đề thi mấy câu hỏi đều có đánh dấu sẵn câu trả lời. Có những người không cần học thi cũng đậu.

Giáo dục người dân về luật giao thông đã khó, làm sao để người dân nhớ các điều cần thiết đó càng khó hơn.

 Tôi có một vài ý kiến có thể giúp cải thiện tình trạng giao thông hiện nay:

  • Đối với các con đường không có biển cấm đỗ thì cấm các phương tiện đỗ, dừng đưa đón khách (đối với các xe taxi, xe buýt, xe du lịch, …)  trong phạm vi từ 10 đến 20 mét tình từ giao lộ. Điều nay rất thường gặp khi các xe taxi khi vừa rẽ là dừng ngay để đón và trả khách, gây ùn tắc giao thông.
  • Sử dụng triệt để và hiệu quả con lươn, một ví dụ điển hình là tuyến đường cầu Nguyễn Tri Phương và cầu Chánh Hưng ở Quận 8 Tp Hồ Chí Minh. Trước khi có con lươn trên tòan bộ tuyến đường, rất nhiều vụ kẹt xe ách tắc hàng giờ, tai nạn xảy ra thường xuyên chủ yếu là do người dân tự do quay đầu, rẽ, đi người chiều. Việc đặt con lươn sẽ giải quyết được nhiều điểm kẹt xe, khi có con lươn thì với lưu lượng xe đông, xe sẽ lưu thông chậm nhưng sẽ không có kẹt xe hàng giờ.
  • Cấm hòan tòan việc rẽ phái rẽ trái khi đèn đỏ. Vì thực tế cho thấy việc cho phép rẽ trái, rẽ phải tại một số giao lộ có cải thiện việc kẹt xe, nhưng không đáng kể, mà tại nạn xảy ra cho người đi bộ vẫn còn xảy ra khi cho phép rẽ trái, rẽ phải tại giao lộ.
  • Đường xá Việt Nam thì chật xe thì nhiều, do đó cấm hòan tòan mọi xe ô tô quay đầu xe trên mọi con đường.

 

Luật không nghiêm dân sẽ không sợ

 Phải nâng cao các hình thức xử phạt, phạt mạnh tay, phạt triệt để. Cảnh sát giao thông (CSGT) thường bỏ qua các lỗi vi phạm của người đi bộ và các phương tiện thô sơ (xe đạp, xích lô), điều này là không tốt. Nên phạt các phương tiện thô sơ như đối với xe máy.

Các mức hình phạt đề nghị:

  • Đối với người đi bộ, mức phạt là 500.000 đồng, nếu không đóng phạt sẽ có thể bị tạm giữ từ 12 đến 24 giờ tại các phòng tạm giam gần khu vực vi phạm, họăc một nơi nào thuộc các cơ quan có chức năng giam giữ.
  • Đối với xe thô sơ, mức phạt là 1.000.000 đồng, nếu không đóng phạt sẽ bị giữ phương tiện, và chỉ được chuộc lại khi đã đóng số tiền trên. ·                    Đối với xe máy (mọi loại xe 2, 3 bánh có gắn động cơ), mức phạt là 2.000.000 đồng, nếu không đóng phạt sẽ bị giữ giấy tờ xe, nếu không có giấy tờ xe thì sẽ bị giam xe, và chỉ đựơc chuộc lại giấy tờ hay xe khi đã đóng số tiền trên.
  • Đối với xe ô tô, mức phạt là 5.000.000 đồng, nếu không đóng phạt sẽ bị giữ giấy tờ xe, nếu không có giấy tờ xe thì sẽ bị giam xe, và chỉ đựơc chuộc lại giấy tờ hay xe khi đã đóng số tiền trên.

Các mức phạt trên được áp dụng với mọi lỗi vi phạm.

 Còn đối với mọi hình thức đua xe, thì hình phạt sẽ là 50.000.000 đồng, phương tiện tham gia đua xe sẽ bị tịch thu, sung công quỹ. Tai nạn do đua xe rất nhiều và rất thảm khốc, nên phạt nhưng cá nhân, tổ chức tham gia đua xe như phạt các tội phạm hình sự.

 

Luật không đúng, dân không tin.

Đòi hỏi ở dân là thế, nhưng đối với những người thực thi pháp luật thì sao.

Cảnh sát giao thông bây giờ có rất nhiều người không xứng đáng đứng vào hàng ngũ thực thi pháp luật. Rất nhiều cảnh sát giao thông vi phạm luật, luật giao thông. Nhưng việc xử phạt thì tòan là xử lý nội bộ, dân không biết. Báo chí cũng đã nói về rất nhiều trường hợp cảnh sát giao thông thấy tai nạn làm ngơ, nhận hối lộ, … Cần phải có hình thức khen thưởng đáng kể cho những người có được những thông tin, bằng chứng giúp tìm ra những cảnh sát giao thông như thế. Ví dụ như sẽ được thưởng 5.000.000 đồng và toàn bộ số tiền hối lộ (đối với trường hợp nhận hối lộ), tiền thưởng được trích ra từ tiền phạt thu được. Việc xử phạt phải được công bố rộng rãi, xử công khai. Hầu như người dân nào bây giờ cũng đều cho rằng, mọi người mà bị kỷ luật mà báo chí thường nói sẽ đựơc điều đi làm ở các tỉnh xa, sau khỏang một năm để cho mọi chuyện lắng xuống thì sẽ được đưa về ???

Có một lỗi vi phạm mà cảnh sát giao thông rất hay “thích” phạt, đó là lỗi lấn tuyến. Lưu thông trên đường tại Việt Nam phần lớn là các phương tiện 2 bánh, mà những con đường thì không đủ rộng để đáp ứng mật độ xe. Ví dụ đường Lý Thừơng Kiệt tại Tp Hồ Chí Minh, khúc nhà thi đấu Phú Thọ, đây là nơi khá ưa thích của các CSGT phạt lỗi lấn tuyến. Có những thời điểm xe ô tô lưu thông ít, xe 2 bánh lưu thông nhiều, nếu mà ai cũng đi đúng tuyến thì làn đường dành cho xe 2 bánh sẽ đông nghẹt, ứ động, lưu thông chậm chạp.

Tôi muốn đưa ra một khái niệm là làn đường chung, đó sẽ là làn đường dành cho ô tô kế bên làn đường dành cho xe máy (không áp dùng với những con đường có con luơn ngăn cách các làn đường). Với làn đuờng này xe máy và ô tô có thể lưu thông chung. Việc áp dụng làn đường này sẽ giúp giảm các lỗi vi phạm lấn tuyến (lỗi mà người dân rất hay bị phạt và rất bất bình), giảm lực lượng CSGT chầu chực để phạt các lỗi đó để làm các nhiệm vụ hữu ích hơn. Làn đường này không phải là làn đuờng ưu tiên xe máy, có không có ý nghĩa khuyến khích xe máy đi vào đường này, làn đường này chỉ có ý nghĩa là làm giảm mật độ xe một cách hợp pháp cho làn đường dành cho xe 2 bánh mà xe 2 bánh không bị phạt vì lỗi lấn tuyến. 

Một lần nữa xin nhắc lại:

Luật không nghiêm, dân không sợ.

Luật không đúng, dân không tin. 

Trên đây là ý kiến chủ quan của tôi hy vọng có thể giúp cải thiện tình hình giao thông hiện nay

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)