Vài kế sách mong góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

Thứ ba, 02/01/2007 00:00 GMT+7

Là một người tham gia giao thông. Trách nhiệm của bạn đến đâu? Hãy cùng nhau tham gia diễn đàn này nhé các bạn.

Người gửi: Truong Quoc Hung
E-mail:
hungquoctruong@gmail.com
Ngày gửi: Thứ sáu, 29/12/2006

Theo suy nghĩ của em, tai nạn dù bất cứ kiểu gì thì cũng do người tham gia giao thông gây nên là chính (chiếm hơn 90%). Em có 1 người bạn là thành viên trong câu lạc bộ mô tô ở Mỹ & người này đã sống ở VN trên 10 năm nên đã cho em 1 sự so sánh rất đơn giản thế này:

Ở Mỹ, cảnh sát giao thông lái xe đi tuần tra liên tục nên tâm lý của các tài xế rất sợ bị bất ngờ phát hiện là mình đang vi phạm luật giao thông. Cách bắt này chúng ta thường thấy trên phim khi mà cảnh sát bất ngờ xuất hiện sau đuôi các lái xe vi phạm. Tạm gọi cách bắt này là bắt nóng vậy.

Trong khi ở VN chúng ta, cảnh sát rất hạn chế di chuyển (có lẽ là tiết kiệm xăng + 1 chút mệt mỏi + sợ tai nạn giao thông cho bản thân khi trên đường tuần tra) nên thường đón lõng ở 1 vị trí cố định nào đó để bắt vi phạm. Điều này thật sự không có tác dụng hiệu quả lên tâm lý người lái xe khi mà chỉ 1 số rất ít ban đầu bị bắt, để rồi sau đó các lái xe đến sau bị đánh động nên dễ dàng tìm cách đối phó. Ví dụ: việc các tài xế thường dùng kí hiệu tay để thông báo cho nhau về các vị trí kiểm soát giao thông (các bác có thể kiểm chứng điều này nếu đóng vai 1 hành khách ngồi bên cạnh 1 tài xế xe khách đường dài nào đó).

Tương tự với các lái xe 2 bánh, khi nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa là họ đã tìm cách tránh rồi thì làm sao có tác dụng răn đe.Sau đây là suy nghĩ của em:

Điều thứ 1 là:

Cho phép tất cả các lực lượng cảnh sát đều có thể bắt vi phạm giao thông vì hiện tại chỉ khi nào các lực lượng khác có sự phối hợp với cảnh sát giao thông thì mới ngó ngàng đến giao thông. Điều này làm cho lực lượng giám sát trở nên mỏng manh hơn bao giờ hết. Cộng với tâm lý của cánh tài xế ỷ lại vào điều này nên tha hồ chạy ẩu dù trước sự có mặt của các lực lượng cảnh sát khác (trật tự xã hội, hình sự, an ninh,..)

Điều thứ 2 là:

Mở những chiến dịch tuyên truyền rộng lớn giáo dục ý thức giao thông bằng những hình ảnh thật ghê rợn của các nạn nhân tai nạn giao thông cũng có tác động rất lớn đến tâm lý người lái xe. Em xin nhấn mạnh là: những hình ảnh thật chứ không phải những tranh vẽ trừu tượng vớ vẩn không có tác động nhiều về tâm lý. Chúng ta có thể treo những hình ảnh ghê rợn đó ở những nơi công cộng đông người hoặc thậm chí in trên mặt sau của bằng lái xe hoặc giấy chủ quyền xe, bắt buộc dán ở các nơi trên xe nằm trong tầm nhìn của tài xế, ví dụ như: bảng điều khiển xe, khu vực gần mặt đồng hồ...

Điều thứ 3 là:

Rà soát lại toàn bộ bằng lái xe bằng cách bắt buộc các lái xe phải đi đăng kí lại bằng lái nhằm loại bỏ bằng giả. Em xin nhấn mạnh là đăng kí lại chứ không phải đi thi lại. Điều này gần giống với việc bắt buộc các thuê bao mobifone đăng kí lại vậy.

Điều thứ 4 là:

Đặt camera kèm máy bắn tốc độ bí mật nhưng thường xuyên thay đổi vị trí để bắt nóng vi phạm giao thông. Em xin nhấn mạnh là bí mật & thường xuyên thay đổi vị trí. Khi phát hiện có xe vi phạm thì cho lực lượng gần nhất đuổi theo bắt nóng. Như vậy sẽ tạo tâm lý lo sợ cho tài xế.

Điều thứ 5 nà:
Cho phép cảnh sát giao thông dùng tất cả mọi biện pháp để trấn áp cánh lái xe vi phạm nhưng cố tình bỏ chạy. Ví dụ: bắn nổ lốp xe, cấm cử động khi bị bắt buộc dừng xe, còng tay nếu có hành vi cản trở pháp luật. Điều này làm cánh tài xế cảm thấy việc bị cảnh sát sờ gáy là 1 rắc rối.

Điều thứ 6 là:
Cần trang bị ô tô cho cảnh sát tuần tra giao thông vì việc tuần tra đuổi bắt trên đường xa lộ là rất nguy hiểm. Nếu được trang bị ô tô, cảnh sát sẽ cảm thấy an tâm hơn khi làm việc.

Điều thứ 7 là:
Cho phép cảnh sát thu tiền phạt tại chổ. Không đóng thì giam xe.

Điều thứ 8 là:
Các phương tiện bị tạm giữ nếu không được xử lý trong thời gian ngắn thì sẽ được trưng dụng cho các mục đích công ích: quốc phòng, an ninh, thủy lợi, các công trình quốc gia, xây dựng trường học, bệnh viện... v...v...v..trong 1 thời gian 6 tháng, 1 năm hoặc lâu hơn nữa. Điều này sẽ do các bộ ngành đăng kí trước với bên cảnh sát giao thông.

Điều thứ 9 là:

Cần phạt nặng hoặc tạm giữ những người đi bộ & các phương tiện không cơ giới (xe đạp, xích lô, ba gác...) vi phạm luật vì đây là đối tượng gây nên 1 con số không nhỏ các tai nạn giao thông nhưng thường được bỏ qua.

Là một người dân, em rất muốn góp phần hạn chế tai nạn giao thông nhằm bớt đi những cảnh tượng đau lòng.

 

 

 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)