Xử phạt hơn 600 người đi bộ vi phạm

Thứ sáu, 04/03/2016 14:29 GMT+7

Sau 1 tháng, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ, đường sắt Hà Nội tiến hành ra quân kiểm tra, xử phạt người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ, đã có hơn 600 trường hợp bị xử phạt. Con số này là rất nhỏ so với tình hình vi phạm nói chung của người đi bộ. Thế nhưng, thực tế, nhiều người dân vẫn chưa biết về quy định này.

Nhiều lứa tuổi "vô tư" vi phạm Luật Giao thông đường bộ trước cổng Trường Tiểu học Tân Mai

Vi phạm diễn ra phổ biến

Đến thời điểm này, theo ghi nhận của phóng viên thì tình trạng người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ vẫn diễn ra khá phổ biến và thường xuyên.

Đáng nói, ngay cả những nơi có cầu dành riêng cho người đi bộ qua đường, tình trạng vi phạm vẫn diễn ra ở một bộ phận người dân. Cụ thể, trước cửa Bệnh viện Bạch Mai, nhiều người vẫn tranh thủ băng qua đường, cho dù lưu lượng phương tiện xe cơ giới là rất đông.

Tại khu vực Bến xe Giáp Bát, nhiều thanh niên cũng băng qua đường khá tự do mà không đi đúng phần đường quy định dành riêng cho người đi bộ. Thậm chí, tình trạng đứng xuống lòng đường thành từng tốp bắt xe cũng diễn ra phổ biến. Hiện tượng này diễn ra ngay trước cổng của Bến xe Giáp Bát khu vực đường Giải Phóng và khu vực đường Kim Đồng nơi xe khách xuất bến phải vòng qua để di chuyển về các tỉnh.

Trong chiều 1/3, chỉ trong ít phút ghi nhận tại cổng của 2 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tân Mai, nơi có cầu vượt dành riêng cho người đi bộ, thì tình trạng vi phạm của người đi bộ vẫn diễn ra rất tự nhiên. Học sinh thì đi thành tốp 2 - 3 người sang đường, phụ huynh, người nhà học sinh cũng không làm gương mà băng qua đường bất chấp dòng phương tiện đang lưu thông.

Một thanh niên đeo tai nghe nhạc và 2 thanh niên khác cùng vi phạm đi không đúng phần đường cho người đi bộ ở ngã ba Giải Phóng - Tương Mai.

Một tốp các em học sinh băng qua đường khi tín hiệu đèn giao thông chưa cho phép.

Cách đó không xa, tại Ngã ba Tương Mai - Giải Phóng, một tốp học sinh còn đồng loạt băng qua đường khi tín hiệu đèn giao thông báo hiệu cho người đi bộ đang ở mức đỏ (tức là chưa được phép đi)...

Nhiều người vẫn chưa biết quy định!

Đại diện Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Hà Nội cho biết, đến nay, sau khoảng 1 tháng CSGT Hà Nội thực hiện quy định xử phạt người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ, tuy chưa có sơ kết chương trình hoạt động nhưng đã có trên 600 trường hợp người đi bộ vi phạm luật bị xử phạt.

Trước đó, theo Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt Hà Nội, việc xử lý người đi bộ vi phạm sẽ tập trung chủ yếu trên các nút giao thông trọng điểm có đèn tín hiệu giao thông, một số tuyến đường nội đô. Song song với việc kiểm tra, xử lý là các giải pháp tuyên truyền nhắc nhở để người dân biết quy định và nghiêm tức thực hiện.

Bạn Mai Linh Châu, sinh viên một trường đại học khu vực phường Bách Khoa thẳng thắn chia sẻ: Em cũng có nghe về quy định xử phạt người đi bộ đi sai quy định Luật Giao thông đường bộ, nhưng nói thật nhiều người xung quanh như người già và các em nhỏ, thậm chí bạn bè cùng học đại học cũng nhiều người không biết và không để ý đến quy định này.

Một thanh niên đeo tai nghe nhạc và 2 thanh niên khác cùng vi phạm đi không đúng phần đường cho người đi bộ ở ngã ba Giải Phóng - Tương Mai. Ảnh: Hữu Oanh Bác Đào Thị Thọ, nguyên giáo viên một trường phổ thông trung học chia sẻ: Quy định về xử phạt người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ là cần thiết, bởi sẽ giúp cho người tham gia giao thông tuân thủ luật và tránh trường hợp va chạm, tai nạn giao thông do người đi bộ trực tiếp hoặc gián tiến gây ra. Thế nhưng, để quy định đi vào cuộc sống thì trước hết cần có thời gian tuyên truyền, nhắc nhở, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh, sinh viên những người sẽ trở thành trụ cột của gia đình và xã hội trong tương lai. Để làm được điều này thì phải có biện pháp tuyên truyền phù hợp mà cơ quan chức năng cần phối hợp chặt với nhà trường để thực hiện.  Nhiều ý kiến người dân khác cũng đồng ý với quy định xử phạt người đi bộ vi phạm, song băn khoăn việc, với hạ tầng ở một số nơi, một số chỗ chưa đồng bộ như hiện nay thì nếu áp dụng ở tất cả các địa bàn sẽ không khả thi mà còn gây nên sự bất cập. Giải pháp hiệu quả là tuyên truyền vào hệ thống khu dân cư trên loa phát thanh của từng phường. Kết hợp với tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng xã hội để giúp người dân nhận thức được tác dụng của việc thực hiện đúng luật và tác hại của việc vi phạm. Từ đó mới có ý thức thực hiện nghiêm Luật Giao thông đường bộ với người đi bộ.

Một thanh niên đeo tai nghe nhạc và 2 thanh niên khác cùng vi phạm đi
không đúng phần đường cho người đi bộ ở ngã ba Giải Phóng - Tương Mai.

Bác Đào Thị Thọ, nguyên giáo viên một trường phổ thông trung học chia sẻ: Quy định về xử phạt người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ là cần thiết, bởi sẽ giúp cho người tham gia giao thông tuân thủ luật và tránh trường hợp va chạm, tai nạn giao thông do người đi bộ trực tiếp hoặc gián tiến gây ra. Thế nhưng, để quy định đi vào cuộc sống thì trước hết cần có thời gian tuyên truyền, nhắc nhở, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh, sinh viên những người sẽ trở thành trụ cột của gia đình và xã hội trong tương lai. Để làm được điều này thì phải có biện pháp tuyên truyền phù hợp mà cơ quan chức năng cần phối hợp chặt với nhà trường để thực hiện.

Nhiều ý kiến người dân khác cũng đồng ý với quy định xử phạt người đi bộ vi phạm, song băn khoăn việc, với hạ tầng ở một số nơi, một số chỗ chưa đồng bộ như hiện nay thì nếu áp dụng ở tất cả các địa bàn sẽ không khả thi mà còn gây nên sự bất cập. Giải pháp hiệu quả là tuyên truyền vào hệ thống khu dân cư trên loa phát thanh của từng phường. Kết hợp với tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng xã hội để giúp người dân nhận thức được tác dụng của việc thực hiện đúng luật và tác hại của việc vi phạm. Từ đó mới có ý thức thực hiện nghiêm Luật Giao thông đường bộ với người đi bộ.

Nguồn: Báo Thanh tra

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)