Đảm bảo TTATGT trên tuyến đường thủy
Hoà Bình là một tỉnh miền núi, có địa hình hết sức phức tạp, đường Quốc lộ, tỉnh lộ, liên huyện, liên xã chủ yếu là xen kẽ giữa các sườn núi là, thung lũng, dốc cao, dài, cua nguy hiểm. Nơi cao nhất so với mực nước biển là huyện huyện Đà Bắc 560m, nơi thấp nhất so với mực nước biển là thành phố Hòa Bình 20m. Điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là nông nghiệp, cư dân sinh sống trên địa tỉnh bàn chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, địa bàn sinh sống tập trung chủ yếu tại các vùng núi cao, có điều kiện cơ sở vật chất và sinh hoạt hết sức khó khăn, trình độ nhận thức về pháp luật còn hạn chế, gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân tham gia bảo đảm ANTT nói chúng và TTATGT nói riêng.
Bên cạnh đó, một số bộ phận cán bộ, người dân có trình độ hiểu biết về pháp luật nhưng vẫn còn cố tình vi phạm, không chấp hành các quy định của pháp luật về TTATGT, thường xuyên vi phạm như: không đội mũ bảo hiểm, không chấp hành tín hiệu của đèn tín hiệu giao thông, không đi đúng phần đường, làn đường, chạy quá tốc độ quy định… những vấn đề tồn tại như đã nêu vẫn còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải tập trung giải giải quyết từng vấn đề trong một thời gian dài...
Hệ thống đường bộ của tỉnh Hoà Bình có: 06 đường quốc lộ, 26 đường tỉnh lộ, 70 tuyến đường huyện và hệ thống đường nông thôn với tổng chiều dài hơn 4.400km. Thực trạng chung là hệ thống đường bộ của tỉnh Hoà Bình hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, nhiếu tuyến đường đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng, khả năng đáp ứng các yêu cầu của các hoạt động giao thông là chưa tương xứng, còn rất hạn chế, làm ảnh hướng lớn đến các hoạt động giao thông cũng như công tác bảo đảm TTATGT.
Hệ thống đường thủy nội địa của tỉnh Hoà Bình có: tuyến đường thủy Sông Đà tổng chiều dài 105Km; hạ lưu giáp danh với các tỉnh Phú Thọ, thành phố Hà Nội; thượng lưu giáp danh với tỉnh Sơn La được ngăn cách bởi đập thủy điện Hòa Bình và có khu di tích Đền bờ đã tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch tâm linh phục vụ cho bà con nhân dân địa phương và các tỉnh lân cận đến thăm và vãn cảnh lòng hồ. Với sự phát triển của hệ thống đường thủy trên địa bàn tỉnh đã phục vụ đắc lực cho việc vận chuyển vật liệu xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La.
Đảm bảo TTATGT là hoạt động đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng trục tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính vì vậy Đảng, Nhà nước Chính phủ, chính quyền các địa phương đã có rất nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng chỉ đạo để tập trung giải quyết vấn đề này.
“Vận động quần chúng” là một trong các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng CAND, có vai trò hết sực quan trọng trong mọi hoạt động của lực lượng, đóng vai trò cốt lõi, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bảo đảm ANTT nói chung và TTATGT nói riêng.
Xác định công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về ATGT cho các tầng lớp nhân dân và vận động quần chúng tham gia bảo đảm TTATGT có ý nghĩa chiến lược, trọng tâm nhằm giữ vững, ổn định về TTATGT, kiềm chế, ngăn chặn sự gia tăng của TNGT. Tỉnh ủy Hoà Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác trên, trong đó xác định đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, Công an tỉnh và Sở Giao thông vận tải là hai lực lượng nòng cốt.
Trên cơ sở chỉ đạo của Tỉnh ủy, các cấp, các nghành đã tổ chức triển khai nhiều nội dung, hình thức tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, xây dựng các mô hình văn hoá giao thông và triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh như: Mô hình “Cổng trường ATGT”; Mô hình “Văn hóa giao thông với Bình yên sông nước” tại khu vực lòng hồ Sông Đà; mô hình điểm về “Dòng họ tự quản về TTATGT” tại huyện Lạc Sơn…
Qua 3 năm thực hiện, cùng sự phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng khác, toàn tỉnh đã phát sóng được hơn 200 chuyên mục bản tin an toàn giao thông, xây dựng được hơn 100 phóng sự tuyên truyền; đăng tải hàng trăm tin bài…đến mọi tầng lớp nhân dân; Đã xây dựng và làm mới 150 panô, áp phích tuyên truyền, 41 bản ảnh tuyên truyền và cấp phát 10.000 tờ rơi tuyên truyền ở các địa bàn công cộng, các khu dân cư và các tuyến đường trọng điểm. Đã trực tiếp cử cán bộ xuống tận cơ sở tổ chức trên 300 buổi tuyên truyền cho hơn 50 nghìn lượt cán bộ, nhân dân dự nghe;
Hàng năm, vào các đợt khai giảng năm học mới, đồng loạt toàn bộ các trường học từ cấp tiểu học đến các trường cao đẳng, trung học được cán bộ tuyên truyền đến trực tiếp tuyên truyền, phổ biến giáo dục nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho các em học sinh, sinh viên. Đồng thời, chỉ đạo các trường học trên địa bàn tỉnh đưa chương trình giáo dục.
Có thể thấy, công tác vận động quần chúng tham gia đảm bảo TTATGT của lực lượng CSGT trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đã mang lại nhưng kết quả tích cực, tình hình TNGT trong 5 năm trở lại đây đều giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương. Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật về giao thông nói riêng của nhân dân được nâng cao. Các mô hình vận động nhân dân tham gia công tác bảo đảm TTATGT được nhân rộng, phát huy hiệu quả tốt tại địa phương.
Thực hiện chương trình nông thôn mới, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành và chính quyền địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra. Trong đó chương trình xây dựng đường nông thôn mới với chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm, nhiều tuyến đường được tu sửa, nâng cấp khang trang, mang lại hiệu quả hết sức to lớn trong việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đảm bảo TTATGT còn gặp nhiều khó khăn, chưa có nguồn kinh phí cụ thể để thực hiện. Việc nhân rộng, áp dụng các mô hình văn hóa giao thông còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán ở từng địa phương đều có sự khác nhau nên cần phải có sự điều chỉnh nhất định cho phù hợp.
Với đặc thù công tác của lực lượng CSGT, cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền còn phải kiêm nhiệm nhiều công tác nghiệp vụ khác nhau, chưa có sự chuyên sâu nên hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế. Trình độ nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số còn hạn chế, gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác tuyên truyền, nhận thức pháp luật nên tình trạng vi phạm vẫn còn xảy ra thường xuyên.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng bảo đảm TTATGT:
Tham mưu các cấp chính quyền có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn nữa trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo đảm TTATGT tại địa phương sinh sống, có các hình thức khen thưởng, động viên kịp thời đối với các cá nhân, tập thể có thành tính xuất sắc trong phong trào.
Có nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng, nhân rộng các mô hình văn hóa giao thông tại địa phương, xây dựng các hạt nhân, điển hình tiên tiến từ đó phổ biến, nhân rộng ra các địa phương khác, học hỏi kinh nghiệm từ các đơn vị bạn, có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương mình để đạt hiệu quả cao nhất.
Tăng cường lực lượng, phương tiện, nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBCS thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm TTATGT của địa phương, đáp ứng tốt yêu cầu công tác trong tình hình mới, chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng các mô hình văn hoá giao thông mới, phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội ở từng địa phương.
Ngoài việc tham gia bảo đảm TTATGT cần kết hợp với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên các tuyến giao thông trọng điểm, đặc biệt là tuyến Quốc lộ 6 - đây là tuyến giao thông huyết mạch nối các tỉnh miền núi Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, là tuyến giao thông mà hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý diễn ra với số lượng rất lớn, góp phàn đảm bảo TTATGT - TTXH, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh nhà./.