Sở GTVT Vĩnh Long báo cáo kết quả triển khai công tác PCBL - TKCN năm 2009 và kế hoạch năm 2010

Thứ tư, 30/12/2009 18:19 GMT+7
Căn cứ kế hoạch PCLB - TKCN, giảm nhẹ thiên tai của Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Vĩnh Long năm 2009. Sở Giao thông Vận tải tỉnh Vĩnh Long báo cáo kết quả triển khai năm 2009 và đề ra kế hoạch năm 2010 về công tác PCLB và TKCN lĩnh vực giao thông vận tải.
Căn cứ kế hoạch PCLB - TKCN, giảm nhẹ thiên tai của Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Vĩnh Long năm 2009. Sở Giao thông Vận tải tỉnh Vĩnh Long báo cáo kết quả triển khai năm 2009 và đề ra kế hoạch năm 2010 về công tác PCLB và TKCN lĩnh vực giao thông vận tải như sau:
Kết quả thực hiện năm 2009:
Hằng năm, trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 11 âm lịch ở Vĩnh Long có triều cường, nước dâng, ảnh hưởng bất lợi và gây thiệt hại đáng kể đối với các công trình giao thông và hoạt động vận tải. Sở Giao thông Vận tải Vĩnh Long chủ động lập và triển khai thực hiện kế hoạch lĩnh vực chuyên ngành, quá trình thực hiện có thuận lợi, khó khăn
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Long, Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh, sự hỗ trợ của các ban ngành và lực lượng tại chỗ ở địa phương huyện, thị xã.
- Các sông ở tỉnh bị ảnh hưởng chế độ bán nhật triều, do đó nước lên rồi xuống, mức nước cao không kéo dài.
- Hệ thống các đường tỉnh đang được xây dựng hoàn thiện dần, cao độ mặt đường đảm bảo vượt lũ.
2. Khó khăn:
- Đường ở Vĩnh Long xây dựng trên nền đất yếu, phần nền chủ yếu sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ nên dễ bị sạt lỡ vào mùa mưa và thời gian nước dâng.
- Nhiều tuyến giao thông nông thôn bị ngập, một số đường tỉnh xây dựng trước kia cao độ thấp nên bị ngập cục bộ, nước tràn và có khó khăn về ngân sách nên chưa cải tạo nâng cấp, do đó vào mùa nước dâng hư hỏng càng nhiều hơn.
3. Công tác chuẩn bị trước mùa lụt bão:
- Trước mùa lụt bão năm 2009, Sở Giao thông Vận tải Vĩnh Long đã có kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và liên quan: Trung tâm Quản lý và Sửa chữa công trình giao thông, các Ban Quản lý Dự án, Phòng Vận tải - An toàn giao thông, Phòng Công thương, Phòng Quản lý đô thị - thành phố Vĩnh Long, Thanh tra Giao thông vận tải... có kế hoạch phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.
- Trung tâm Quản lý và Sửa chữa CTGT và các Phòng Công thương, Quản lý đô thị ở huyệpho thành phố có kế hoạch để sửa chữa kịp thời hư hỏng, đảm bảo giao thông, kiểm tra các biển báo hiệu giao thông, theo dõi tình hình ngập lụt, hạn chế hoặc tạm cắt giao thông khi xét thấy giao thông không đảm bảo an toàn.
- Các Ban Quản lý dự án tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công để vượt lũ, hạn chế hư hỏng các hạng mục đang thi công dở dang do ngập nước hoặc bị nước cuốn trôi, tăng cường công tác đảm bảo giao thông tại khu vực đang thi công công trình.
- Phòng Vận tải - an toàn giao thông, Thanh tra Giao thông vận tải, Trung tâm Quản lý và sửa chữa CTGT: kiểm tra các bến bãi, đặc biệt là các bến khách ngang sông phải đảm bảo an toàn mới được hoạt động, chỉ đạo việc thực hiện giảm tải các phương tiện vận tải khi điều kiện thời tiết không an toàn.
- Thanh tra Giao thông vận tải: phối hợp tốt với các đơn vị chức năng để tìm kiếm cứu nạn khi có lệnh, tăng cường kiểm tra theo chức năng nhiệm vụ.
- Thực hiện trực lãnh đạo và nghiệp vụ chuyên môn 24/24 giờ.
4. Kết quả trong và sau mùa lụt bão:
- Không có thiệt hại về người.
- Vẫn đảm bảo giao thông thông suốt.
- Có 16 km trong số 222 km đường tỉnh bị ngập cục bộ từ 10 ¸ 30 cm; trên 60 km trong số 365 km ĐH bị ngập từ 10 ¸ 40 cm; trên 300 km đường dân sinh (đường xe 2 bánh) bị ngập từ 10 ¸ 40 cm.
Hư hỏng chủ yếu là: lở mái taluy nền đường, bong bật đá đối với những ĐH có mặt đường đá (chưa láng nhựa), sạt lở đầu cống...
Đường đô thị ở thị xã Vĩnh Long ngập không đáng kể (so với những năm trước ngập từ 10 ¸ 30 cm) có nguyên nhân là ngành chức năng (Công ty Công trình công cộng) có kế hoạch đậy các cửa cống (do đó mặc dù khi triều cường mực nước sông dâng cao, nước vẫn không chảy vào đường cống để gây ngập được).
- Ước thiệt hại trên 2,2 tỉ đồng. Hiện tại các đơn vị trực tiếp quản lý theo phân cấp đang tiến hành công tác duy tu sửa chữa.
Công tác chuẩn bị và phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai của Sở Giao thông Vận tải Vĩnh Long đạt hiệu quả, hạn chế đáng kể thiệt hại xảy ra.
Tuy nhiên còn mặt hạn chế là chưa khắc phục được tình trạng nước ngập diện rộng ở nông thôn làm hư hỏng, xuống cấp công trình giao thông có nguyên nhân là nguồn vốn để đầu tư cải tạo nâng cấp các công trình còn hạn chế.
5. Bài học kinh nghiệm:
- Có kế hoạch chuẩn bị tốt, nhất là giải pháp đảm bảo an toàn về người trong đó chủ yếu là giảm tải, tăng cường an toàn tại các bến khách ngang sông...
- Trên các phương tiện thông tin, cần đưa kịp thời những tình huống xảy ra tai nạn để mọi người biết, nâng cao nhận thức, rút kinh nghiệm, không để xảy ra các tình huống tương tự.
- Để cho các đường trong đô thị không bị ngập cần có giải pháp đậy các miệng cống trong các thời điểm nước đang dâng và mở cửa cống khi nước đang xuống.
Công ty Công trình công cộng Vĩnh Long đã thực hiện thành công giải pháp này, tuy nhiên việc đậy, mở cửa cống còn thủ công, cần có dự án công nghệ đóng mở cửa cống được thuận lợi, tiện nghi hơn. Tăng cường năng lực máy bơm hút nước khắc phục tình trạng trong lúc triều cường dâng cao nhưng lại có mưa to.
- Quan tâm chỉ đạo tăng cường đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản hạn chế tối đa các hạng mục công trình dở dang và công tác duy tu bảo dưỡng, xử lý kịp thời những hư hỏng.
Kế hoạch Phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai năm 2010
1. Công tác chuẩn bị trước thời gian lụt bão:
- Sở giao thông Vận tải Vĩnh Long có quyết định số 443/QĐSGTVT ngày 06/8/2008 về việc thành lập Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn ngành GTVT
- Phân công trực tại Văn phòng Sở Giao thông vận tải Vĩnh Long số 83 đường 30/4 - Phường 1 – Thành Phố Vĩnh Long.
- Các đơn vị thuộc Sở và liên quan chức năng cần rút kinh nghiệm về công tác phòng chống lụt bão những năm qua để phát huy những mặt đã làm được, khắc phục những yếu kém để có giải pháp khả thi, hiệu quả, tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành từ nay đến hết mùa lụt bão năm 2010.
 - Mỗi đơn vị có tổ chức lực lượng, phân công cụ thể để thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả sau lụt bão.
 - Ưu tiên phối hợp tốt với các lực lượng chức năng và địa phương, sẵn sàng thực hiện bất cứ lúc nào về công tác tìm kiếm cứu nạn, ưu tiên cứu người.
 + Về xây dựng công trình giao thông:
 Các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chỉ đạo và đôn đốc các đơn vị thi công đảm bảo thi công gọn, dứt điểm, không để tình trạng bị nước ngập, tràn làm hư hỏng hoặc mất khối lượng; củng cố cầu đường tạm để đảm bảo giao thông.
Đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm do thiếu trách nhiệm về phòng chống lụt bão tại công trường gây hư hỏng công trình, ách tắt giao thông lẽ ra không đáng có.
+ Về quản lý và duy tu sửa chữa:
Thực hiện theo phân cấp quản lý và chức năng nhiệm vụ:
- Kiểm tra hiện trạng và tăng cường bảo vệ các công trình giao thông, có kế hoạch sửa chữa củng cố ngay những đoạn đường, các cống, mố cầu có nguy cơ bị lún sụt, sạt lở.
- Thực hiện khai thông dòng chảy tại các cầu, cống, công tác thoát nước mặt đường ....
- Bổ sung (hoặc điều chỉnh) hệ thống báo hiệu giao thông (cọc tiêu, biển báo, phao,...) phù hợp tại các vị trí xung yếu.
- Kiểm tra, thực hiện củng cố các bến phà; bến đò; bến tàu; trụ neo đậu, bến xe..... đảm bảo cặp và rời bến an toàn.
- Có kế hoạch chuẩn bị tốt về vật tư, thiết bị phục vụ yêu cầu đảm bảo giao thông trong thời gian có lụt bão.
- Luôn kiểm soát được tình hình giao thông, đề nghị cắt giao thông đối với từng đoạn đường, từng tuyến sông, bến khách ngang sông... khi xét thấy nguy hiểm, không an toàn.
+ Về vận tải:
-Tổ chức, điều động phương tiện vận tải phù hợp với năng lực mạng lưới giao thông để đảm bảo hoạt động vận tải bình thường, giải quyết tốt các tình huống và đảm bảo an toàn trong vận tải.
-Thực hiện qui định về giảm tải đối với phương tiện thủy nội địa theo quyết định số: 1196/2000/QĐ-BGTVT ngày 15/5/2000 của Bộ trưởng Bộ GTVT.
2. Yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian lụt bão:
- Thực hiện sự chỉ đạo chung của Ban phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn của tỉnh.
- Đảm bảo trực lãnh đạo, trực của lực lượng trực tiếp thực hiện đảm bảo giao thông (đội, hạt, trạm....), trực của lực lượng điều động các đơn vị vận tải....
- Theo dõi thường xuyên bản tin thời tiết, diễn biến lụt bão, thực hiện nhiệm vụ để phòng, hạn chế thiệt hại xảy ra.
- Mỗi đơn vị, cá nhân thể hiện tinh thần trách nhiệm cao tham gia trực tiếp công tác tìm kiếm cứu nạn, trong đó lực lượng chủ công là Thanh tra GTVT.
- Các đơn vị, báo cáo về Sở hằng ngày, đột xuất bằng văn bản hoặc qua điện thoại về tình hình giao thông, vận tải; những đề xuất, kiến nghị kịp thời trong những đợt lụt bão.
 3. Yêu cầu, nhiệm vụ sau lụt bão:
Tổng hợp báo cáo về thiệt hại do lụt bão gây ra, có kế hoạch, giải pháp và chủ động khắc phục hậu quả, có những đề xuất, kiến nghị.
Họp Ban chỉ huy PCLB-TKCN để triển khai thực hiện kế hoạch này với phương châm 4 tại chỗ là: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư, kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ. Trên cơ sở kế hoạch nầy, yêu cầu các Ban quản lý dự án, Trung tâm Quản lý và Sửa chữa công trình giao thông, Phòng Quản lý giao thông và Đầu tư, Phòng Công thương các huyện, Phòng Quản lý đô thị TPVL, Thanh tra giao thông vận tải, Phòng vận tải – an toàn giao thông, Bến xe và các đơn vị liên quan có kế hoạch và phân công cụ thể về nhiệm vụ của đơn vị mình, phân công trực, báo cáo kịp thời gởi về Sở để Sở theo dõi và chỉ đạo thực hiện.
Đề nghị Bộ GTVT có kế hoạch trình Chính Phủ tăng cường hỗ trợ cải tạo nâng cấp các công trình giao thông ở nông thôn trong đó đảm bảo vượt lũ./.
LD
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)