Tiếp tục triển khai Chiến lược quốc gia đảm bảo trật tự ATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2030

Thứ ba, 19/07/2022 14:46 GMT+7

Ngày 19/7, tại Hà Nội, Ủy ban ATGT Quốc gia và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng phối hợp tổ chức Hội nghị quốc gia với các bên liên quan về An toàn giao thông đường bộ (ATGTĐB) nhằm rà soát lại quá trình triển khai Chiến lược quốc gia đảm bảo trật tự ATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2030, đồng thời thảo luận cách thức WHO và các đối tác quốc tế có thể hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc triển khai Chiến lược này.

Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia Trần Hữu Minh phát biểu tại Hội nghị

Ban Tổ chức cho biết, Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 được Chính phủ phê duyệt ngày 12/12/2020 với mục tiêu hàng năm giảm 5-10% số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ một cách bền vững.

Trên cơ sở Chiến lược quốc gia này, Kế hoạch Hành động quốc gia đã được xây dựng với sự điều phối của UBATGTQG và các bộ, ngành liên quan, đồng thời lồng ghép nội dung Kế hoạch Toàn cầu về Thập kỉ hành động vì ATGTĐB giai đoạn 2021 - 2030 vào bối cảnh của Việt Nam.

Giờ là thời điểm để các đối tác quốc gia xác định các ưu tiên và xây dựng chiến lược chung để triển khai Chiến lược này phù hợp với Kế hoạch Toàn cầu về Thập kỉ hành động vì ATGTĐB. Việt Nam là một trong số các quốc gia tham gia Sáng kiến Bloomberg vì ATGTĐB toàn cầu (BIGRS) giai đoạn 2020 - 2025 với mục tiêu là hỗ trợ xây dựng chính sách quốc gia nhằm cải thiện tình hình an toàn giao thông đường bộ dưới sự dẫn dắt chuyên môn và hỗ trợ của WHO.

Theo Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc, WHO chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện BIGRS trong thập kỉ này. Báo cáo này sẽ được coi là nền tảng cơ sở cho Thập kỉ Hành động 2021 - 2030. Năm 2018, theo ước tính của WHO.

Hàng năm tai nạn giao thông đường bộ gây ra 1,3 triệu ca tử vong có thể phòng tránh được và ước tính có khoảng 50 trường hợp bị thương tật, khiến tai nạn giao thông đường bộ trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên toàn cầu. 9/10 số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông đường bộ xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình; 1/4 trong số đó là người đi bộ hoặc đi xe đạp.

Mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng số liệu của WHO cho thấy thương tích do tại nạn giao thông đường bộ vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên độ tuổi 10 - 39 tuổi ở Việt Nam. Thương tích do tai nạn giao thông đường bộ cũng là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai ở trẻ em từ 5 - 9 tuổi. WHO ước tính, năm 2019 có tới 29,475 người chết do tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam.

Tai nạn thương tích từ giao thông đường bộ đã gây ra những quan ngại y tế công cộng sâu sắc, xuất phát từ thực tế đó, WHO và các Ủy ban khu vực của Liên hợp quốc phối hợp với các đối tác khác xây dựng và triển khai Kế hoạch Toàn cầu về Thập kỉ hành động vì ATGTĐB giai đoạn 2021 - 2030. Cùng với mục tiêu giảm 50% số người bị chết và thương tật do tai nạn giao thông đường bộ vào năm 2030, Kế hoạch Toàn cầu kêu gọi Chính phủ các nước và các bên liên quan áp dụng cách tiếp cận mới - cách tiếp cận không những cứu sống mạng người và phòng ngừa thương tật mà còn có tác động tích cực tới mọi mặt của đời sống từ sức khỏe trẻ em, môi trường giới, nghèo đói, công bằng, đối mới sáng tạo tới giao thông, làm giảm gánh nặng kinh tế - xã hội từ những nguyên nhân có thể phòng tránh được.

Tại Hội nghị, buổi sáng các đại biểu nghe bài trình bày của Ts. Nhân Trần, Trưởng Ban An toàn và Giao thông của WHO tại Hội sở Geneva về Kế hoạch Hành động Toàn cầu về ATGTĐB. Bài trình bày của đại diện Ủy ban ATGT Quốc gia về tình hình và chiến lược ATGTĐB của Việt Nam. Bà Kelly Larson, đại diện Quỹ Từ thiện Bloomberg trình bày về Sáng kiến Bloomberg về ATGTĐB toàn cầu, sau đó là các bài trình bày về hoạt động của các đối tác quốc tế tại Việt Nam. Buổi chiều, các đại biểu tham gia thảo luận bàn tròn về các chủ đề: Khảo sát chính sách Thể chế/chính sách và thực thi (hành vi, hạ tầng và an toàn phương tiện); Chiến dịch truyền thông trên các phương tiện đại chúng; Số liệu (theo dõi, chia sẻ và sử dụng số liệu)...

Xuân Nguyên

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)