Ảnh minh họa
Theo đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ khoảng 90% tổng mức đầu tư (TMĐT) đối với các huyện miền núi và 100% TMĐT đối với 06 huyện nghèo 30a. Phần còn lại (bao gồm cả chi phí GPMB, nếu có) do các địa phương tự đảm bảo. Nguồn kinh phí được trích từ nguồn sự nghiệp kinh tế trong dự toán ngân sách tỉnh năm 2022 (kinh phí hỗ trợ sửa chữa đường huyện hư hỏng nặng để đảm bảo an toàn giao thông).
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải và UBND các huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Ngọc Lặc chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan về tính chính xác của các nội dung tham mưu, thẩm định, số liệu báo cáo và đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, định mức theo đúng quy định.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa và các đơn vị có liên quan, căn cứ nội dung phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này, thực hiện các thủ tục nghiệp vụ cấp bổ sung có mục tiêu cho UBND các huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Ngọc Lặc để tổ chức thực hiện theo quy định; đồng thời, tổng hợp kinh phí hỗ trợ còn lại các tuyến đường giao thông hư hỏng nặng của các huyện vào dự toán ngân sách địa phương năm 2023, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt theo quy định.
UBND các huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Ngọc Lặc có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao đảm bảo tuân thủ đúng quy định hiện hành của pháp luật; quản lý, sử dụng kinh phí bổ sung đúng mục đích, đối tượng, đảm bảo hiệu quả và thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành.