Một số vấn đề về tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về tham nhũng hiện nay (14/08/2018)

Trong tổng thể các giải pháp phòng, chống tham nhũng thì việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về tham nhũng từ phía người dân là một giải pháp hữu hiệu được nhiều quốc gia coi trọng. Các quy định hiện nay của Việt Nam về cơ bản chỉ dừng lại ở việc cho phép tiếp nhận tố cáo rõ ràng về tên tuổi, địa chỉ. Vì vậy, dù kèm theo một công cụ kinh tế khá hấp dẫn là khen thưởng tiền nhưng lo ngại về việc bị lộ danh tính, trả thù, trù dập khiến cho công cụ này rất ít phát huy tác dụng vì người dân ít tố cáo tham nhũng. Hình thức tố cáo giữa Luật phòng, chống tham nhũng và Luật tố cáo còn chưa thống nhất. Luật phòng, chống tham nhũng chấp nhận tố cáo qua điện thoại, qua mạng điện tử nhưng Luật tố cáo không quy định các hình thức này.

  • Hiện nay, việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai (nhất là người có chức cao, quyền lớn) đang là một vấn đề đáng nói khi thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng do người có nghĩa vụ kê khai không muốn công khai, minh bạch tài sản, thu nhập và do cơ chế công khai, minh bạch tài sản, thu nhập chưa phát huy hiệu quả. Bài viết đề xuất chế tài đối với những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập nhưng không kê khai, kê khai không trung thực, và kiến nghị “tất cả các bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai, minh bạch trước nhân dân; trước hết là tại nơi cư trú hợp pháp… tại chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt hai chiều và tại địa bàn hoạt động thường xuyên của người có nghĩa vụ kê khai. Hoàn toàn có thể công khai giống như niêm yết danh sách cử tri trong các cuộc bầu cử”, đồng thời, “tài sản bất minh (trong đó chủ yếu là tài sản tham nhũng) thì phương án tốt nhất, khả thi nhất là phải sung công”.
  • Ở Việt Nam, thuật ngữ công vụ được hiểu theo nghĩa rất rộng. Từ điển Tiếng Việt giải thích công vụ được hiểu là việc công, ví dụ như thi hành công vụ, hộ chiếu công vụ . Với giải thích đó, có thể coi công vụ là tất cả những công việc được giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã… trong bộ máy nhà nước, trong lực lượng vũ trang hoặc trong các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp nhằm phục vụ lợi ích của nhà nước, lợi ích chung của cộng đồng, của toàn xã hội.
  • Tại Việt Nam, những năm gần đây, vấn đề tham nhũng trong nội bộ doanh nghiệp cũng như giữa các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã bắt đầu nhận được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng doanh nghiệp. Nhiều báo cáo nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và giải pháp đẩy lùi tham nhũng trong kinh doanh. Tuy vậy, hiện tượng tham nhũng trong kinh doanh của khu vực ngoài nhà nước (giữa các doanh nghiệp ngoài nhà nước với nhau và trong nội bộ của doanh nghiệp ngoài nhà nước) chưa thực sự được nhận thức đầy đủ, được quan tâm thỏa đáng.
  • Ở Việt Nam, xây dựng và thực hiện liêm chính trong hoạt động công vụ ngày càng trở thành một đòi hỏi cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh nền công vụ ở Việt Nam với những ảnh hưởng tiêu cực của tệ tham nhũng vẫn chưa có nhiều cải thiện đáng kể sau rất nhiều nỗ lực thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng của cả hệ thống chính trị thời gian qua.
  • Bộ GTVT vừa ban hành kế hoạch số 4976/KH-BGTVT ngày 14/5/2018 "thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018".
  • Bộ GVT vừa ban hành Kế hoạch số 3694/KH-BGTVT "thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) đến năm 2020".
  • Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến để Chính phủ tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp sau, trong đó vấn đề có nhiều tranh luận nhất có lẽ chính là việc kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức và thu hồi lại những tài sản bị chiếm đoạt do hành vi tham nhũng.
  • Ngày 28/2, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm khoa học về “Pháp luật và thực thi pháp luật về hối lộ công chức nước ngoài: Phân tích so sánh kinh nghiệm quốc tế và vận dụng cho Việt Nam” với sự tham gia của đại diện một số bộ, ban, ngành, các trường đại học và các đối tác phát triển.
  • Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến để Chính phủ tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp sau. Trong đó, vấn đề có nhiều tranh luận nhất có lẽ chính là việc kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức và thu hồi lại những tài sản bị chiếm đoạt do hành vi tham nhũng. Đây có thể coi là khâu yếu nhất trong công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay.
  • Trong những năm qua, người dân đã phát huy quyền dân chủ trong đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật, nhân dân không còn thờ ơ với công việc của Nhà nước, ý thức được trách nhiệm của mình và biết đấu tranh góp phần ổn định trật tự xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn nhiều vấn đề đặt ra trong việc thực hiện quyền tố cáo đối với tham nhũng của công dân. Nhiều người tỏ ra e ngại việc tố cáo tham nhũng, bởi họ sợ gánh chịu hậu quả. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do thiếu cơ chế bảo vệ nên nhiều người tố cáo tham nhũng cảm thấy đơn độc và bị cô lập.
Tìm theo ngày :