Cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018(24/07/2020)

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có khá nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý nhất là những quy định liên quan đến kiểm soát tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực nhà nước, chiếm đến ¼ số điều (24/96) của đạo luật này. Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng trước đây, bản kê khai tài sản, thu nhập do đơn vị/ bộ phận phụ trách công tác tổ chức nhân sự của cơ quan, tổ chức nơi người kê khai công tác quản lý.

  • Với 93,2% đại biểu tán thành, ngày 20/11/2018, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (Luật PCTN 2018). Có hiệu lực từ ngày 01/7/2019, Luật PCTN 2018 có khá nhiều điểm mới nhằm bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.
  • Ở Việt Nam, xây dựng và thực hiện liêm chính trong hoạt động công vụ ngày càng trở thành một đòi hỏi cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh nền công vụ ở Việt Nam với những mảng tối về tham nhũng vẫn chưa có dấu hiệu sáng sủa hơn sau rất nhiều nỗ lực thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng của cả hệ thống chính trị. Việc xây dựng và thực hiện liêm chính được tiếp cận như một giải pháp mang tính chủ động hơn, tạo dựng nền tảng đạo đức công vụ chắc chắn hơn như thể xây dựng một hệ thống miễn dịch cho nền công vụ trước sức tàn phá âm thầm nhưng gây ra tác hại rất lớn của tham nhũng.
  • Hiện nay, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về khái niệm tham nhũng trong khu vực tư. Tuy nhiên, có thể tham khảo khái quát tham nhũng trong khu vực tư được bao hàm trong khái niệm về tham nhũng như sau: “Tham nhũng là hành vi trái pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao thực hiện công vụ, nhiệm vụ nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc công vụ, nhiệm vụ đó để vụ lợi cá nhân, làm thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”(1).
  • Mặc dù được thể hiện theo những cách khác nhau, song tham nhũng được hiểu khá thống nhất trong văn hoá pháp lý ở các nước trên thế giới là việc lợi dụng vị trí, quyền hạn, thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm trục lợi cá nhân, hay nói một cách khác, tham nhũng là việc sử dụng hoặc chiếm đoạt bất hợp pháp công quyền hay nguồn lực tập thể. Khi nghiên cứu về những dấu hiệu đặc trưng của tham nhũng chúng ta thấy rằng yếu tố quyền lực và lợi ích kinh tế là những dấu hiệu đặc trưng, cơ bản của hành vi tham nhũng.
  • Hiện nay, tham nhũng là căn bệnh chung của toàn xã hội không phân biệt khu vực công hay tư. Về biểu hiện, hành vi tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước (còn gọi là khu vực tư) không khác gì khu vực công như: Hối lộ, đòi hoa hồng, bồi dưỡng, lại quả…
    Do đó, nếu công tác phòng, chống tham nhũng chỉ tập trung vào khu vực công mà chưa chú trọng đến khu vực tư thì sẽ không đạt được hiệu quả. Việc mở rộng khái niệm “tham nhũng” trong lĩnh vực kinh doanh để xây dựng chế tài trong công tác phòng, chống tham nhũng khu vực tư là cần thiết.
  • Thực tiễn đã chứng minh cải cách hành chính (CCHC) và phòng, chống tham nhũng là hai vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và mang tính biện chứng. CCHC có vai trò hoàn thiện bộ máy và làm cho hoạt động của các cơ quan hành chính công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, góp phần tích cực trong phòng ngừa và ngăn chặn tham nhũng. Đồng thời, chống tham nhũng sẽ giúp nền hành chính trong sạch, vững mạnh, nâng cao tính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động và hạn chế cơ hội tham nhũng từ cán bộ, công chức, viên chức.
  • Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) hiện hành, “minh bạch tài sản, thu nhập” đang được hiểu là việc kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập và khi cần thiết được xác minh, kết luận. Đây là một trong các chế định về phòng ngừa tham nhũng được quy định trong Luật PCTN năm 2005 và được sửa đổi, bổ sung tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN năm 2012.
  • Trong những năm qua, ngành Thanh tra đã ban hành nhiều quy định cũng như thực hiện các cơ chế nhằm phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra và bước đầu có kết quả nhất định. Tuy nhiên, cần có thêm giải pháp xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động thanh tra như hoàn thiện về pháp luật và nâng cao nhận thức của đối tượng thanh tra và các đối tượng khác có liên quan về hoạt động thanh tra.
  • Phòng, chống tham nhũng nhìn từ góc độ chủ thể có thể thấy cơ bản gồm ba nhóm trụ cột chính: Nhà nước, xã hội và công dân. Vai trò của các chủ thể này gắn liền với mục tiêu kiểm soát việc thực hiện quyền lực của các cơ quan công quyền và những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan đó. Trong đó, phát huy sức mạnh của công dân tham gia tích cực vào giám sát, đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực luôn được nhấn mạnh trong nhiều văn bản quan trọng của Đảng như Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII; Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa IX; Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa X; Kết luận 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng...
  • Kiểm soát quyền lực nói chung và kiểm soát quyền hành chính là cơ chế pháp lý nhằm bảo đảm cho việc thực hiện quyền lực nhà nước, quyền hành chính được đúng đắn, khách quan, theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Kiểm soát quyền lực được thực hiện bởi nhiều phương thức khác nhau, tùy thuộc vào địa vị pháp lý của chủ thể thực hiện.
Tìm theo ngày :