Hãy lột xác và thay máu trong quản lý và điều hành giao thông hiện nay.

Thứ tư, 17/01/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
 Là người Việt Nam, ai mà không đau lòng và thậm chí hổ thẹn vì cung cách quản lý,điều hành của những cơ quan đơn vị,cá nhân vô trách nhiệm dẫn đến tình hình tai nạn giao thông(TNGT)ngày mỗi ngày thêm trầm trọng trên mọi nẻo đường của Đất nước sau 20 năm đổi mới...
Người gửi: Nguyễn Văn Phán
E-mail: nvphan@vnn.vn
Ngày: Thứ bảy, 13/01/2007 

 Là người Việt Nam, ai mà không đau lòng và thậm chí hổ thẹn vì cung cách quản lý,điều hành của những cơ quan đơn vị,cá nhân vô trách nhiệm dẫn đến tình hình tai nạn giao thông(TNGT)ngày mỗi ngày thêm trầm trọng trên mọi nẻo đường của Đất nước sau 20 năm đổi mới!Tai nạn giao thông đã và đang là đại dịch. Số người chết và bị thương hàng ngày do TNGT còn lớn gấp trăm,gấp nghìn lần do đại dịch thế kỷ HIV/AIDS,hay dịch cúm gia cầm H5N1! Tại sao? tại ai? mà người Việt Nam chúng ta lại phải chịu cảnh " tan đàn xẻ nghé "," tang tóc đau thương " hàng ngày, hàng giờ không loại trừ bất kỳ ai trong thời kỳ Kinh tế thị trường, Hội nhập ? Với cơ chế quản lý và diều hành giao thông hiện nay của nước ta hiện nay, tôi có thể khẳng định rằng đó là tình trạng "Cha chung nhiều người , nhiều gia đình vãn phải khóc !?" Là một người Đảng viên CS,đà "mục sở thị " tình hình quản lý, điều hành giao thông ở một số nước Châu âu, đặc biệt ở một số thành phố lớn như Băc kinh, Thượng hải, Triết giang....của Trung quốc gần đây (9/2002), thực sự tôi xin được cảm thông sâu sắc và xẻ chia ý kiến phát biểu của Ông Hồ Nghĩa Dũng - Bộ Trưởng Bộ GTVT tại kỳ họp QH vừa qua." Lỗi hệ thống chính trị" hay " thiếu trách nhiệm của hệ thống chính trị" trong quản lý, điều hành GTVT của nước ta trước đây cũng như hiện nay? Lỗi cơ chế quản lý GTVT có lẽ đúng hơn. Nhưng cơ chế lại là do mô hình tổ chức của hệ thống chính trị(!?).Ai cũng có trách nhiệm một chút. Mà thực chất khi tình hình TNGT đã vượt qua "ngưỡng "sự chịu đựng của người dân Việt Nam. Không thể, không thể để mãi TNGT như thế này được nữa các vị ơi ! Hãy "lột xác và thay máu " ngay những cơ quan,đơn vị,cá nhân trực tiếp hay gián tiếp quản lý và điều hành giao thông hiện nay của chúng ta !

 Thứ nhất. Về hệ thống quản lý và điều hành GTVT. Hãy giao toàn bộ công tác quản lý điều hành giao thông vận tải cho một chủ thể quản lý là Bộ GTVT ( quản lý theo NGÀNH ).Bao gồm :

1- Xây dựng và qui hoạch xây dựng toàn bộ hệ thống cầu, phà, đường xá trên lãnh thổ Việt Nam .

2- Xây dựng, qui hoạch phát triển ( sản xuất, nhập khẩu nguyên chiếc hay phụ tùng.. ) phương tiện giao thông Thủy, Bộ, đường sắt, hàng không ( trừ Phương tiện giao thông chuyên dụng,giao thông phục vụ ANQP ).

 3- Quản lý lưu hành các loại Giấy đăng ký PT GTVT, giấy phép lái xe các loại. Chỉ có Bộ GTVT mới được phép mở trường dạy lái xe các loại phục vụ dân sự. BQP. BCA chỉ dạy và cấp bằng lái xe phục vụ riêng trong ngành.

4- Tuyệt đối không xã hội hóa công tác Giao thông vận tải từ cấp Huyện trở lên. Đây là điểm yếu CHÍ TỬ của công tác quản lý và điều hành GTVT của nước ta từ trước tới nay. Chúng ta vẫn luôn hô hào " cơ chế thị trường có sự quản lỷ của Nhà nước " hay nói khác đi là " cơ chế thị trường định hướng XHCN ". Vậy các vị hày "định nghĩa cái mô hình này trong quản lý và điều hành GTVT nó là như thế nào, cụ thể nó ra sao cho dân chúng tôi được nhờ.

5- Giải tán ngay Ban ATGT quốc gia hiện và tất cả các cơ quan này ở các tỉnh, thành một khi nó vẫn chỉ bao gồm những vị kiệm nhiệm trong thành phần Ban bệ này. Ban ATGTQG phải là một tổ chức không chỉ có phần xác mà có cả phần hồn, tức  Ban này phải trực thuộc Bộ GTVT. Ban này trực tiếp quản lý toàn Bộ hệ thống ngành dọc. Có thực quyền, có tiền ( ngân sách cấp và % thu từ tiền phạt hành chính của người vi phạm ATGT ).

 6- Mặc dù chúng ta đang tích cực cải cách hành chính, nhưng chúng ta cũng đang " từng bước xây dựng mô hình quản lý kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì chúng ta phải " từ bỏ mô hình quản lý GTVT theo kiểu cũ lạc hậu, không hiệu quả, vô trách nhiệm như hiện nay sang mô hình quản lý GTVT mới. Đó là " Xây dựng chính quyền đô thị". Thị trưởng chứ không phải là Chủ tịch UBND như hiện nay. Công tác Quản lý điều hành GTVT trong thành phố là do Ông thị trưởng chịu trách nhiệm. Dưới quyền ông là Giám đốc Sở GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH ". Ngành công an tập trung cho công tác An ninh trật tự, an toàn xã hội. Thành lập ngay Sở " CẢNH SÁT ĐÔ THỊ " trực thuộc THỊ TRƯỞNG. Sở chịu trách nhiệm toàn bộ công tác ATGT.

Thứ hai. Phải thay đổi hình thức quản lý, chế tài xử phạt người và phương tiện tham gia giao thông khi vi phạm. Tôi xin đơn cử 2 ví dụ :

        a-Ở Trung quốc phương tiện vi phạm giao thông ( xe máy,ô tô ) sẽ bị tiêu hủy nếu vi phạm đến mức phải tiêu hủy.

        b- Trung quốc có nhiều đoạn đường cấm xa máy lưu hành nhất là ở một số thành phố lớn ( Thượng hải , Bắc kinh , Thẩm quyến.. .). TQ hạn chế việc xe máy lưu hành ( TQ là nước SX nhiều xe máy- ô tô và đông dân số vào bậc nhất thế giới ) bằng các "thủ tục hành chính " cực kỳ rườm rà gây khó khăn thực sự cho người dân. Tại sao ta lại không học tập cách làm của họ. Đã đến lúc không có khái niệm : Dân chủ nhân quyền " trong công tác quản lý Sản xuất. lưu hành xe máy ở nước ta. Cần phải làm ngay tức khắc :

    1-Tăng mức phạt hiện hành đối với người điều khiển phương tiện giao thông khi vi phạm lên 5- 10 lần . Thực tế cho thấy, không phải các Bác tài có ý thức nghiêm khi không dám vượt đền đỏ mà mức phạt lỗi vi phạm này với ô tô là lớn, giá trị tài sản (ô tô ) khi bị giam dễ sinh ra những biến chứng khác.

    2- Để chống tiêu cực tình trạng CSGT và người thi hành công vụ trong Quản lý điều hành giao thông phải không tạo kẽ hở trong chế tài sử phạt:

                             a- Qui về một mối để giảm tới mức tối thiểu các lỗi vi pham và thực hiện một mức phạt cho nhiều lỗi vi phạm tương tự.                        

                             b- Bỏ ngay hình thức ghi biên bản lỗi vi phạm của cảnh sát giao thông hiện nay đối với người vi phạm GT dù lỗi vi phạm chỉ là vượt đèn đỏ hoặc. Chỉ ghi biên bản khi người vi phạm có lỗi nguy hiểm đến tính mạng của người khác hay đến mức hủy hại tài sản.

                              c- Thực hiện ngay hình thức XÉ VÉ phạt trên tất cả nước từ ngày 1 tháng 2-2007( cả thế giới người ta đã làm từ lâu rồi không có gì là sáng tạo kiểu VN- ). Vé phạt Do ngành kho Bạc Nhà nước phát hành. Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thi hành công vụ phải MUA VÉ PHẠT chứ không PHÁT. Hàng ngày người thi hành công vụ thanh quyết toán với đơn vị chủ quản. Hàng tuần cơ quan thực thi nộp tiền phạt cho KHO bạc nhà nước theo BẢNG MẪU do Kho bạc Nhà nước phát hành. Người vi phạm chỉ phải nộp phạt tại kho bạc khi và chỉ khi. Xe vi phạm ( Ô tô ) tại thời điểm phạt không có chủ sử dụng.

                                d- Không giam xe vi phạm nữa khi chỉ là lỗi "nhẹ" - vượt đèn đỏ, rẽ phải (trái) sai qui định, lách phải, lạng lách ..   chỉ giam xe khi phóng nhanh vượt ẩu nguy hiểm, gây tai nạn.Chở quá tải khi chở người đối với xs khách phải cấm lưu hành từ 3 tháng trở lên.                          

                                  e- Có chính sách, cơ chế thưởng phạt thật nghiêm đối với người thi hành công vụ nhằm chống thất thu ngân sách, chông mãi lộ, tiêu cực trong khi thực thi pháp luật.  Phải gắn trách nhiệm của các cơ quan đoàn thể quản lý người tham gia giao thông ở mọi cấp chính quyền, đoàn thể. Có hình thức xử lý thật nặng nếu là Đảng viên, cán bộ công chức, học sinh , sinh viên khi vi phạm ANGT. Đưa ngay ANGT là một học bắt buộc trong các nhà trường ở mọi cấp học.

Khi vấn đế đưa Công tác quản lý GIAO THÔNG và AN TOÀN GIAO THÔNG chưa về một mối như phương án một thì phải tăng cường mở rộng phạm vi quyền hạn điều hành giao thông trong NỘI THỊ cho Công an từ SỞ CA đến Các QUẬN, PHƯỜNG. Gắn vai trò trách nhiệm chính trị của chính quyền các cấp đối với công tác ATGT. Nhưng tất yếu phải thực thi các khoản mục từ 2- BỎ NGAY CÁC ĐỘI CẢNH SÁT GIAO THÔNG NHƯ HIỆN NAY CÓ QUÁ NHIỀU TIÊU CỰC !?


Nguyễn Văn Phán:nvphan@vnn.vn

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)