Thứ ba, ngày 25/02/2025

Góp sức xây dựng văn hóa giao thông

Thứ hai, 26/11/2007 00:00 GMT+7
Trong thời gian qua tổ chức phi chính phủ Handicap international của Bỉ và Ban ATGT TP. Hồ Chí Minh đã cùng hợp tác trong dự án Phòng ngừa TNGT và làm giảm thiện hại do TNGT gây ra.

Trong thời gian qua tổ chức phi chính phủ Handicap international của Bỉ và Ban ATGT TP. Hồ Chí Minh đã cùng hợp tác trong dự án Phòng ngừa TNGT và làm giảm thiện hại do TNGT gây ra. Với một mục tiêu xây dựng nét văn hóa giao thông đối với người tham gia giao thông, trong đó đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục trật tự ATGT trong nhà trường, khu dân cư, cấp cứu kịp thời nạn nhân, cải thiện các điểm đen và phối hợp quản lý ATGT đường bộ.

Ngay từ khi được triển khai (tháng 1/2004) dự án đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ATGT, vì nó có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người tham gia giao thông. Các đội tuyên truyền được hình thành do Sở Tư pháp quản lý, có mục tiêu đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, từ trực quan sinh động phù hợp cho từng lứa tuổi.

Ngoài ra Dự án còn hỗ trợ kinh phí để nghiên cứu khoa học về ATGT và hỗ trợ người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ với đề án “Tác hại của nồng độ cồn đối với người điều khiển môtô, xe gắn máy”, “cơ sở chuyển đổi xe mô tô 2 bánh thành 3 bánh”, dự án phối hợp với Sở GTCC thực hiện các lớp hướng dẫn Luật GTĐB, kỹ năng điều khiển xe máy và cấp giấy chứng nhận cho 150 người khiếm thính và vận động khó khăn. Công tác giáo dục ATGT trong nhà trường với việc đa dạng hóa hình thức giảng dạy ATGT dựa vào giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Soạn thảo bổ sung “Sổ tay hướng dẫn ATGT” phù hợp với lứa tuổi của học sinh, đưa ATGT vào trong các chương trình tập huấn chuyên môn của giáo viên; xây dựng và nâng cao năng lực các nhóm giáo viên nòng cốt về ATGT, qua đó đã có 1.348 giáo viên tiểu học và trung học cơ sở và 88.493 em học sinh được hỗ trợ kiến thức ATGT.

Với mục tiêu làm giảm thiệt hại về người do TNGT gây ra trên quốc lộ, dự án đã hình thành được mạng lưới sơ cấp cứu nạn nhân TNGT trên quốc lội 1A tại 3 quận Bình Tân, Thủ Đức và quận 12. Xây dựng trạm sơ cấp cứu tại quận Bình Tân, trạm hoạt động 24/24 giờ, có nhiệm vụ cấp cứu nạn nhân, đối với trường hợp nhẹ thì sơ cứu nạn nhân và chuyển về trung tâm y tế quận, còn trường hợp nặng thì được chuyển bằng xe cứu thương về Bệnh viện Chợ Rẫy và Trưng Vương để điều trị. Trạm được xây dựng với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng, được trang bị 1 xe cứu thương và thiết bị cần thiết, có 2 bác sỹ và 4 điều dưỡng.

Trạm sơ cứu quận 12, Thủ Đức hiện đang trong công tác xây dựng. Xây dựng được các chốt sơ cấp cứu nạn nhân trên QL 1A, với 120 sơ cấp cứu là xe ôm, nhân viên y tế cộng đồng và Hội viên Chữ Thập đỏ, các thành viên được trang bị túi sơ cấp cứu, dụng cụ y tế, đến nay đã có 18 chốt lưu động. Từ năm 2005 đến 31/5/2007, chốt lưu động đã sơ cứu thành công 693 ca, trong đó có 14 ca được chuyển đến trạm cấp cứu tuyến trên, trạm sơ cấp cứu nạn nhân TNGT Bình Tân đã cấp cứu được 2631 ca, trong đó cấp cứu thành công 1.396 ca TNGT, có 6% ca là trẻ em.

Ông Patrick Le Folcalvez, Giám đốc tổ chức Handicap International cho biết: Qua 3 năm thực hiện xây dựng đề án TNGT tại thành phố Hồ Chí Minh đã có rất nhiều người được hưởng lợi ích từ dự án. Tổng kinh phí thực hiện gần 408 ngàn USD, tăng 190% so với thỏa ước ký kết ban đầu, dự án bước đầu đã đem lại hiệu quả xã hội cao, từ đó duy trì và có thể nhân rộng mô hình theo điều kiện cụ thể nhằm xây dựng văn hóa giao thông để đảm bảo ATGT.

K.L

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)