Ngành GTVT Hà Giang và những nỗ lực đảm bảo ATGT trong mùa mưa bão

Thứ năm, 16/07/2009 11:44 GMT+7
Ngành giao thông vận tải (GTVT) Hà Giang được Bộ GTVT, UBND tỉnh Hà Giang giao quản lý, sửa chữa và đảm bảo giao thông trên 13 tuyến đường với tổng chiều dài 812km, gồm 3 tuyến quốc lộ với chiều dài 350km và 10 tuyến tỉnh lộ có chiều dài 462km. Trong những năm qua, ngành GTVT Hà Giang đã góp phần quan trọng vào phát triển KT - XH của tỉnh cũng như việc giao lưu văn hóa các vùng miền.
Ngành giao thông vận tải (GTVT) Hà Giang được Bộ GTVT, UBND tỉnh Hà Giang giao quản lý, sửa chữa và đảm bảo giao thông trên 13 tuyến đường với tổng chiều dài 812km, gồm 3 tuyến quốc lộ với chiều dài 350km và 10 tuyến tỉnh lộ có chiều dài 462km. Trong những năm qua, ngành GTVT Hà Giang đã góp phần quan trọng vào phát triển KT - XH của tỉnh cũng như việc giao lưu văn hóa các vùng miền.
 
Trao đổi với chúng tôi về những kết quả của ngành GTVT đạt được trong những năm qua và đặc biệt là công tác đảm bảo ATGT trong mùa mưa bão...ông Hoàng Quyết Chiến, Giám đốc Sở GTVT Hà Giang cho biết: Là tỉnh có địa hình phức tạp, các tuyến đường thường phải chạy quanh co trên các sườn đồi, núi có địa chất không ổn định, kết cấu mặt đường hẹp, ta luy dương cao, độ dốc lớn, hệ thống thoát nước nhiều tuyến đường chưa đảm bảo nên khi mưa lớn, nước không thoát kịp dẫn đến các phương tiện qua lại gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là vào mùa mưa lũ, lượng mưa trung bình trong năm lớn và thường xảy ra hiện tượng lũ ống, lũ quét làm sạt lở hầu hết các tuyến đường, thậm chí nhiều đoạn đường, cầu, cống bị lũ cuốn trôi, gây ách tắc giao thông cũng như việc đi lại của nhân dân. Riêng năm 2008, ngoài khối lượng sửa chữa thực hiện tại các công trình Trung ương như sửa chữa, vá láng hàng chục km đường tuyến quốc lộ 4C cùng các công trình địa phương như xây dựng cống hộp đường Minh Ngọc - Mậu Duệ...với tổng kinh phí là 42.743 triệu đồng (trong đó: 30.571 triệu nguồn Trung ương; và 12.172 triệu nguồn địa phương). Riêng trong tháng 7.2008, do mưa lũ kéo dài làm sạt lở nền đường ở nhiều đoạn trên các tuyến đường vùng cao, vùng sâu đặc biệt là các tuyến của 3 huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần và Bắc Mê, ước tính khối lợng đất đá sạt lở trên 45.000 m3, nghiêm trọng nhất là lũ đã cuốn trôi cầu Ngán Chiên bắc qua sông Chảy làm cắt đứt giao thông đến 6 xã phía Đông của huyện Xín Mần... Trên cở sở bài học kinh nghiệm về công tác phòng, chống lũ bão (PCLB) và giảm nhẹ thiên tai (GNTT) của các năm trước, để chủ động trong công tác PCLB - GNTT trong năm 2009 và hạn chế mức thấp nhất về thiệt hại do bão lũ có thể gây ra và đảm bảo giao thông được thông suốt, ngay từ đầu năm, Sở GTVT đã chỉ đạo các phòng, ban của Sở, các Đoạn quản lý đường bộ, các phòng Công thương, thường xuyên làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh và các địa phương trong quản lý hệ thống đường giao thông cũng như công tác đảm bảo ATGT. Để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo giao thông trong mùa mưa lũ, Sở GTVT đã xây dựng kế hoạch PCLB - GNTT và đảm bảo giao thông với các nội dung cụ thể như: Thành lập và kiện toàn BCĐ PCBL - GNTT các cấp từ ngành đến cơ sở, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên...chỉ đạo Ban quản lý dự án đôn đốc các nhà thầu đang thi công trên các tuyến đường đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành các hạng mục công trình có thể bị ảnh hưởng khi mưa lũ, chú ý các vị trí có nguy cơ sạt lở cao để có các phương án bảo vệ an toàn công trình cũng như đảm bảo ATGT. Các đơn vị phải có kế hoạch, phương án cụ thể về công tác PCLB cũng như chuẩn bị phương tiện, thiết bị, dụng cụ vật tư sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xảy ra, bố trí trực ban, trực thông tin 24/24h trong ngày để tiếp nhận và xử lý thông tin kịp thời. Đồng thời thông tin ngay về BCĐ PCLB của ngành (nội dung báo cáo, vị trí xảy ra, ước tính khối lượng, kinh phí, công tác triển khai khắc phục của đơn vị, thời gian hoàn thành… và các vấn đề khác liên quan). Mặt khác phải bố trí nhân lực, vật tư, thiết bị máy móc tổ chức khắc phục ngay và có kế hoạch phối hợp với Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 232 phân luồng đoạn quốc lộ 2 qua địa bàn tỉnh khi có mưa lũ gây úng ngập cục bộ, sạt lở nền đường... Đối với các đơn vị quản lý đường bộ và Đoạn quản lý đường bộ I và II cần tăng cường kiểm tra tu sửa các công trình giao thông trên tuyến quản lý, đặc biệt lưu ý các ngầm, cầu và những đoạn đường xung yếu và tu sửa mặt đường, mái ta luy, sửa chữa khơi thông cống rãnh, kè, đường và tràn. Tăng cường công tác tuần đường trong những ngày mưa lũ, kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra. Chủ động tập trung nhân lực, máy móc thiết bị, vật tư vật liệu, tổ chức khắc phục đảm bảo thông xe nhanh nhất. Đối với Phòng quản lý giao thông phải nắm vững thông tin số liệu, biện pháp xử lý, thời gian thông xe khi các đơn vị báo cáo về để tổng hợp số liệu. Với Thanh tra giao thông, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện pháp lệnh bảo vệ các công trình giao thông. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm làm ảnh hưởng đến các công trình giao thông. Khi có tình huống xảy ra phối hợp với các lực lượng, CSGT tổ chức phân luồng tuyến các phương tiện vận tải trong thời gian thực hiện công tác khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra. Đối với BCĐ PCLB - GNTT của ngành, thường xuyên có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với BGĐ PCLB - GNTT các huyện, thị xã, các ngành liên quan trên địa bàn triển khai tốt công tác khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, hỗ trợ, ứng cứu kịp thời khi có yêu cầu với phương châm “Chủ động phòng tránh - Đối phó kịp thời - khắc phục khẩn trương có hiệu quả” và “bốn tại chỗ”....
 
Song để đạt được kết quả như mong muốn trong công tác đảm bảo ATGT nói chung và khắc phục hậu quả lũ lụt nói riêng, ngành GTVT mong muốn Nhà nước, tỉnh cần có chính sách và sớm đầu tư cho ngành về phương tiện máy móc cũng như kinh phí chi trả cho công tác đảm bảo ATGT...vì hiện nay, số máy móc phục vụ cho đảm bảo giao thông của ngành đều quá cũ nát . Còn về kinh phí, hiện T.Ư vẫn còn nợ 1,8 tỷ đồng và tỉnh là 3,4 tỷ đồng tiền khắc phục hậu quả lũ lụt, đảm bảo giao thông bước một năm 2008 đối với các tuyến đường do Sở GTVT quản lý... dẫn đến các Đoạn quản lý đều phải nợ lương công nhân để sửa chữa máy móc và trả tiền thuê máy của các doanh nghiệp trong khắc phục hậu quả lũ lụt và đảm bảo giao thông...  
Báo Hà Giang
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)