Bốn biện pháp khắc phục ùn tắc ở gác chắn đường sắt

Thứ tư, 17/06/2009 00:00 GMT+7
Các loại phương tiện sau 5, 10 phút bị dừng lại ở các trạm gác nơi giao cắt đường bộ - đường sắt, thường đua nhau chen, lách lúc tàu hỏa vừa qua, gây ra tình trạng lộn xộn, ùn tắc cục bộ. Khi cần chắn (bằng cây tre hoặc ống thép tròn) chưa nâng lên hoặc dàn chắn (bằng khung thép) chưa mở ra ...

Các loại phương tiện sau 5, 10 phút bị dừng lại ở các trạm gác nơi giao cắt đường bộ - đường sắt, thường đua nhau chen, lách lúc tàu hỏa vừa qua, gây ra tình trạng lộn xộn, ùn tắc cục bộ. Khi cần chắn (bằng cây tre hoặc ống thép tròn) chưa nâng lên hoặc dàn chắn (bằng khung thép) chưa mở ra (vì đuôi đoàn tàu còn vài toa đang qua) thì mô-tô, xe máy, xe đạp đã nhích dồn về nơi sắp là khoảng trống. Ai cũng muốn nhanh chóng vượt qua đường tàu ngay lúc cần chắn vừa nâng lên hoặc dàn chắn mới mở ra 1 khoảng hẹp...

Cảnh hỗn loạn này diễn ra liên tục đã dẫn đến nhiều vụ va quệt, đâm húc giữa các xe cùng chiều, ngược chiều. Và đã có các nhân viên các trạm gác chắn (đa phần là nữ) đang thao tác mở chắn thì bị bánh xe máy đè vào chân hoặc tông vào người. Sự nguy hiểm này càng tăng ở những trạm chắn trong đô thị và trên các QL, nơi lưu lượng phương tiện luôn dày đặc nên hay dồn ứ mỗi khi đóng chắn để đón tàu. Như trên tuyến ĐS HN-Lào Cai, ở km 21+350 có trạm chắn trên QL3, nhiều năm nay luôn có tàu LC3 qua trạm này lúc 7h5’ hằng ngày rồi tàu SB2 qua lúc 10h53’. Vào 2 "giờ cao điểm" nói trên, mỗi phía 2 bên chắn đều có hàng trăm ô-tô, xe máy chực sẵn và chen lấn.

Phức tạp càng tăng hơn khi ngoài 2 hướng trên QL3, nơi chắn này còn phải đón dòng xe ở phố cùng với đường tàu chạy đến. Do vậy, mỗi lúc tàu LC3 vừa qua khỏi, 3 luồng phương tiện di chuyển đều tranh nhau vượt qua đường tàu, có khi dồn ứ, ách tắc. Có 2 vấn đề cần phải giải quyết ở đây: phương tiện cần xếp hàng đúng thứ tự khi chờ tàu và hạn chế chen lấn khi mở chắn. Cùng với việc giáo dục nâng cao ý thức của người tham gia GT, về tổ chức GT nên chăng cần áp dụng 1 số biện pháp sau:

Một là, kẻ rõ vạch phân luồng ở 2 phần đường bộ tiếp giáp trạm chắn, nếu đường rộng thì có thể dựng dải phân cách mềm. Ðược vậy, sẽ buộc các chủ phương tiện không được lấn luồng khi chờ tàu.

Hai là, không đồng nhất hướng đóng mở của các cần chắn, dàn chắn. Coi bề rộng mặt đường bộ giáp gác chắn là từ A sang B, thì 1 phía sẽ đóng hoặc mở tại A, phía kia tại B, chứ không cùng là A-A hoặc B-B. Nếu các dòng xe có "đua vượt"  thì cũng bị tách ra thành 2 luồng, không dồn cục về một điểm "hở hẹp" như hiện nay.

Ba là, ở những điểm chắn có quá đông phương tiện chờ tàu qua, như tại Km21+235 kể trên hoặc tại đầu phố Khâm Thiên, đầu đường Trường Chinh và Kim Liên (Hà Nội), có thể lắp đèn tín hiệu "dừng lại" ở cách 200m và 100m trước trạm chắn, sẽ chủ động giảm dồn ứ, so với tình trạng phương tiện dàn hàng ngang chờ tàu.

Bốn là, đối với 1 số trạm chắn "quá tải", ngành ĐS có thể lắp đặt hệ thống phát thanh chỉ dẫn người tham gia GT xếp hàng thứ tự khi chờ tàu và hướng dẫn xử lý các tình huống để hạn chế ùn tắc khi mở chắn.

Theo Báo Nhân dân

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)