Đẩy mạnh tuyên truyền đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Thứ ba, 12/11/2013 00:00 GMT+7
Nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và nhân dân trong việc thực hiện các nội dung về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ để mọi thành viên trong xã hội có ý thức và có trách nhiệm khi tham gia giao thông hoặc tham gia vào những hoạt động có liên quan đến giao thông nhằm xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân thiện và hiệu quả.
Nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và nhân dân trong việc thực hiện các nội dung về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ để mọi thành viên trong xã hội có ý thức và có trách nhiệm khi tham gia giao thông hoặc tham gia vào những hoạt động có liên quan đến giao thông nhằm xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân thiện và hiệu quả.

Tập trung tuyên truyền sâu rộng về Chiến lược đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền làm nâng cao nhận thức đảm bảo an toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình, là hạnh phúc chung của toàn xã hội để mỗi cá nhân tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông để hướng tới sự ổn định trật tự an toàn chung cho toàn xã hội. Thiết lập và duy trì trật tự trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ nhằm đảm bảo an toàn cho người, phương tiện khi tham gia giao thông; đảm bảo hệ thống giao thông đường bộ hoạt động thông suốt phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian đến các cơ quan báo chí của tỉnh; Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh; Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum; các Đài Truyền thanh-Truyền hình cấp huyện và hệ thống Đài truyền thanh cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh tập trung tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, cụ thể hóa các mục tiêu, yêu cầu và các giải pháp thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông"; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện một số giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 04/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030…

Đổi mới và nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông tới các tầng lớp nhân dân để nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, đẩy mạnh thực hiện xây dựng nếp sống văn hoá giao thông với chủ đề năm an toàn giao thông năm 2013 và các năm tiếp theo như: “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông”, thực hiện nếp sống “Văn hóa giao thông” gắn với việc thực hiện thường xuyên “Năm an toàn giao thông”, “Tháng an toàn giao thông” và “Tuần tra an toàn giao thông” theo các chuyên đề cụ thể để tăng cường sự hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của người dân trên địa bàn tỉnh…

Phát động phong trào thi đua nâng cao ý thức trách nhiệm của người thực thi công vụ trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tăng cường giáo dục, quán triệt cho cán bộ, công chức, chiến sĩ và thanh tra giao thông nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Đẩy mạnh hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Tập trung xử lý các hành vi nguy cơ cao gây tai nạn giao thông; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của xe chở khách, xe tải. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực của người thực thi công vụ trong khi làm nhiệm vụ.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông: Như quản lý việc đào tạo, sát hạch lái xe; đăng kiểm phương tiện giao thông; quản lý hoạt động vận tải; thiết lập thông tin thiết bị giám sát hành trình. Tổ chức tốt công tác tập huấn nghiệp vụ, quy trình công tác, nâng cao tính chuyên nghiệp cho lực lượng bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tiếp tục duy trì và phát huy, nhân rộng các mô hình hay, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp mới. Phát động phong trào xây dựng: Khu phố an toàn giao thông, Gia đình an toàn giao thông…

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trực quan, sử dụng thông điệp, pa nô, áp phích, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, triển lãm tranh ảnh, các hội thi. Hàng năm, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền theo chủ đề như: Quy tắc giao thông đường bộ, phòng chống uống rượu bia đối với lái xe, đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông; quy tắc an toàn giao thông, hành lang an toàn giao thông...

Theo Cổng TTĐT Kon Tum
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)