Phú Thọ: Tăng cường các biện pháp đảm bảo ATGT đường sắt

Thứ ba, 27/11/2012 00:00 GMT+7
Tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai đi qua địa bàn: Hà Nội, Vĩnh Phúc và Phú Thọ, trong đó tuyến đường sắt đi qua địa phận tỉnh ta có chiều dài là 75km, từ km69+725 cho đến km144+750 chạy qua 6 huyện, thành thị với 41 xã, phường, thị trấn (thành phố Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh, TX Phú Thọ, Thanh Ba, Hạ Hòa). Tuyến đường sắt trên hiện do Công ty quản lý đường sắt Vĩnh Phú quản lý với 33 đường ngang có phòng vệ, trong đó với 22 đường ngang có gác chắn; 3 đường ngang có phòng vệ bằng cảnh báo tự động; 8 đường ngang phòng vệ bằng biển báo.
Tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai đi qua địa bàn: Hà Nội, Vĩnh Phúc và Phú Thọ, trong đó tuyến đường sắt đi qua địa phận tỉnh ta có chiều dài là 75km, từ km69+725 cho đến km144+750 chạy qua 6 huyện, thành thị với 41 xã, phường, thị trấn (thành phố Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh, TX Phú Thọ, Thanh Ba, Hạ Hòa). Tuyến đường sắt trên hiện do Công ty quản lý đường sắt Vĩnh Phú quản lý với 33 đường ngang có phòng vệ, trong đó với 22 đường ngang có gác chắn; 3 đường ngang có phòng vệ bằng cảnh báo tự động; 8 đường ngang phòng vệ bằng biển báo.

Từ nhiều năm nay, trên dọc tuyến đường sắt thuộc địa bàn tỉnh tình trạng vi phạm Luật đường sắt vẫn còn khá phức tạp tại hầu hết các xã, phường, thị trấn với các hành vi như: lấn chiếm hành lang đường sắt, mở đường ngang dân sinh, thải nước bẩn, chất bẩn ra đường sắt, xây dựng nhà cửa, lấn chiếm hành lang đường dây thông tin tín hiệu, ném đất đá, chất bẩn lên tàu, trộm cắp thiết bị thông tin tín hiệu, người bất cẩn khi vượt đường sắt, điều khiển phương tiện đâm vào dàn chắn, cần chắn… Riêng năm 2012 đã xảy ra 7 vụ vi phạm hành lang đường sắt, 5 vụ ô tô đâm chắn, 1 vụ xe máy đâm chắn, 1 vụ xe máy đâm tàu, 2 vụ ô tô đâm dải phân cách, 6 vụ trở ngại chạy tàu do va vào người và phương tiện. Hiện tại, toàn tỉnh vẫn còn 324 vị trí vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt (ATGTĐS). Ở một số địa phương tình trạng vi phạm hành lang ATGTĐS vẫn còn diễn ra, chưa được khắc phục giải tỏa như: Khu đô thị Đồng Trầm Đá; khu vực Siêu thị Toàn Anh (Việt Trì); làm đường qua đường sắt tại Km119+586 thuộc địa phận xã Vụ Cầu (Hạ Hòa)…Đáng chú ý cho đến thời điểm này, toàn tuyến đường sắt đi qua địa bàn tỉnh đã có tới 104 đường dân sinh do người dân tự mở trái phép để lưu thông gây mất ATGTĐS, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.

Để khắc phục tình trạng trên nhằm đảm bảo ATGTĐS trên tuyến quản lý, ông Trần Thanh Tâm-Phó Giám đốc Công ty cho biết: Công ty thường xuyên kiểm tra hệ thống các tuyến đường sắt trên địa bàn quản lý; chú trọng công tác kiểm tra vào ban đêm; tăng số lần kiểm tra trong các dịp lễ hội, Tết, các sự kiện, chiến dịch vận tải…; bố trí đầy đủ nhân lực, bổ sung đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị tại các trạm gác, thực hiện đúng ban kíp. Công ty duy trì liên tục 2 ban gác chắn trong một ngày đêm, tăng cường nhân viên cho các gác chắn trọng điểm, phức tạp. Bên cạnh đó, Công ty còn sửa chữa kịp thời các mặt đường ngang, chòi chắn, cần chắn, dàn chắn bị hư hỏng nhằm đảm bảo trạng thái hoạt động tốt, an toàn và êm thuận cho các phương tiện cơ giới qua lại tại các đường ngang. Bổ sung đầy đủ biển báo hiệu, vạch dừng và gờ giảm tốc tại các đường ngang có gác; biển “Chú ý tàu hỏa” tại các đường ngang không có gác và đường dân sinh… Kết hợp cùng với các biện pháp trên, Công ty còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho mọi người dân tham gia giao thông; tăng cường phối hợp tuyên truyền cho nhân dân, các trường học có tuyến đường sắt chạy qua; phối hợp Đài phát thanh, truyền hình địa phương tuyên truyền Luật giao thông đường bộ, đường sắt nhằm nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân trong việc chấp hành Luật giao thông, đặc biệt tại các tuyến đường ngang…Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng xử lý dứt điểm các vụ vi phạm lấn chiếm hành lang đường sắt, đâm đổ rào chắn, trộm cắp vật tư…Ngoài ra, Công ty còn tăng cường công tác kiểm tra của các chức danh để chấn chỉnh, phát hiện các điểm xung yếu, các điểm sai để kịp thời sửa chữa đảm bảo an toàn chạy tàu; tổ chức cảnh giới các phạm vi đường dân sinh tự mở trái phép tiềm ẩn nguy cơ cao về TNGT; xây dựng các hàng rào hộ lan tiếp giáp giữa đường sắt và đường bộ; làm đường gom để xóa bỏ một số đường dân sinh tự mở trái phép; nâng cấp các đường dân sinh tự mở trái phép lên thành đường ngang có phòng vệ, biển báo, cảnh báo tự động hoặc có gác…

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai công việc, Công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn, do: Tuyến đường sắt Yên Viên-Lào Cai đã bị xuống cấp nghiêm trọng do ray, ghi tàu đã bị mòn, tật quá tiêu chuẩn cho phép, tà- vẹt nhiều chủng loại, bị vỡ hỏng nhiều, nền đá thiếu, nhiều đường cong bán kính nhỏ, trái chiều liên tiếp, đi qua địa hình phức tạp, nền đường bị xung yếu lún…Tình trạng khai thác quá tải tuyến đường sắt với 38 - 42 chuyến tàu/ 1 ngày đêm với tốc độ chạy tàu cao, tải trọng đoàn tàu nặng, toa kéo dài gây khó khăn trong việc tàu lưu thông…

Do chờ cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt phía Tây nên từ nhiều năm nay tuyến đường sắt qua địa bàn tỉnh không được đầu tư nâng cấp, sửa chữa mà chỉ được cấp một nguồn kinh phí hạn hẹp đủ duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt. Trong điều kiện khó khăn như vậy, Công ty tiếp tục tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời các điểm xung yếu, tổ chức tổng điều tra trạng thái, kết cấu hạ tầng đường sắt để đầu tư đúng điểm, tránh một phần nào những tai nạn đường sắt đáng tiếc xảy ra.

Theo báo Phú Thọ
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)