Hà Nội: Tăng mức phạt để răn đe

Thứ hai, 20/06/2011 00:00 GMT+7
Phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng, đe dọa, lăng mạ và hành hung CSGT… là những khó khăn thực tế mà lực lượng làm nhiệm vụ phải đối mặt.
Mặc dù vậy, quan điểm của CSGT đó là: Trong mọi tình huống vẫn quyết liệt xử đúng, làm nghiêm.
Phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng, đe dọa, lăng mạ và hành hung CSGT… là những khó khăn thực tế mà lực lượng làm nhiệm vụ phải đối mặt.
Mặc dù vậy, quan điểm của CSGT đó là: Trong mọi tình huống vẫn quyết liệt xử đúng, làm nghiêm.

Điệp khúc “vi phạm-chống đối”
Hầu hết số trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi bị CSGT kiểm tra đều mắc “liên hoàn” lỗi. Đại diện Đội CSGT số 1 khẳng định, chưa nói tới việc không có bằng lái, đăng ký xe, vi phạm “kép” đáng kể nhất là đèo 3, “kẹp” 4. Những trường hợp này rất hiếm khi dừng trước đèn đỏ, tuân thủ tín hiệu giao thông. Do đó, khi thấy CSGT ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra, số đối tượng trên không ngại ngần lao xe vào CSGT để tìm đường bỏ chạy. Trong trường hợp không chạy thoát vì bị CSGT chặn giữ, nếu xin xỏ không được, các đối tượng sẵn sàng đe dọa, lăng mạ và thậm chí gọi đồng bọn đến hành hung CSGT để “đánh tháo”.

Thông tin với PV, Trung tá Vũ Văn Ngoại-Đội phó Đội CSGT số 4 cho biết: “Trước khi CBCS ra ngoài đường làm nhiệm vụ, chỉ huy đơn vị đã phải quán triệt làm đúng, làm nghiêm và xử lý chính xác lỗi của người vi phạm với thái độ hòa nhã, văn minh lịch sự. Tuy nhiên, “đáp” lại, nhiều đối tượng côn đồ đã lao vào lăng mạ, chửi bới CSGT.
Với những trường hợp này, chúng tôi kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định”. Dẫn chứng được đại diện Đội CSGT số 4 đưa ra là vào ngày 10-6, đối tượng Nguyễn Quang Trung (SN 1975) ở Hoàng Mai, Hà Nội điều khiển xe máy không có BKS, không mang đăng ký, không có giấy phép lái xe và không đội mũ bảo hiểm. Khi được tổ công tác của Trung úy Nguyễn Mạnh Hùng kiểm tra, đối tượng đã quay ra lăng mạ, thách thức và chửi bới sau khi không được CSGT bỏ qua lỗi vi phạm.

Trung tá Nguyễn Văn Tài-Đội trưởng Đội CSGT số 3 bổ sung, không chỉ riêng Đội CSGT số 4, trong thời gian qua tại đơn vị đã xảy ra nhiều vụ việc người vi phạm chống lại CSGT khi làm nhiệm vụ. Hình thức chống đối rất đa dạng, “nhẹ” thì lăng mạ. Manh động hơn, có đối tượng còn dùng bơm kim tiêm hay gọi đồng bọn đến hành hung CSGT. Trường hợp trên đã được Đội CSGT số 4 giữ lại để kiểm tra, xử lý nhưng rất nhiều tổ công tác khác không làm như vậy.


Lý giải thực tế này, Trung tá Lê Văn Hoan-Đội phó Đội CSGT số 2 thẳng thắn: “Phần vì quy định không cho phép CBCS đuổi theo người vi phạm nếu trong tình huống nguy hiểm, phần vì muốn đảm bảo ATGT cho người đi đường nên CSGT chúng tôi phải cân nhắc kỹ xem có đuổi bắt hay không chứ không có chuyện CSGT “ngại” xử lý số đối tượng này”.

Thống kê của Phòng CSGT cho thấy, tính đến thời điểm này, có ít nhất 4 vụ việc chống người thi hành công vụ xảy ra khi CSGT kiểm tra vi phạm về mũ bảo hiểm, chưa kể trong đó có 1 vụ Đội CSGT số 2 phát hiện 1 chiếc xe taxi chở nhiều hung khí.

Ý thức không chưa đủ

Trước khi triển khai Kế hoạch 36, trong tháng 3 vừa qua, Phòng CSGT đã thực hiện Kế hoạch số 07, kết hợp và huy động các lực lượng khác của CATP Hà Nội ở tất cả các quận, huyện tập trung xử lý vi phạm mũ bảo hiểm. Trong hơn 1 tháng triển khai, đối tượng và mục tiêu xử lý của các lực lượng khi đó rộng hơn so với thời điểm này. Tuy nhiên, Kế hoạch 36 hiện nay được đánh giá cao về độ “sâu” khi CSGT chọn lọc đối tượng vi phạm để xử phạt.

Đại diện chỉ huy Phòng CSGT khẳng định, xử lý nghiêm vi phạm mũ bảo hiểm khi tập trung vào thanh thiếu niên sẽ tạo cú “hích” lớn trong việc kiềm chế và đẩy lùi TNGT, đặc biệt mang tính răn đe cao các đối tượng khác có ý định vi phạm. Hiện nay, qua tìm hiểu của PV, số vi phạm bị lập biên bản, phương tiện bị tạm giữ của các tổ công tác cũng không phải là ít.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Phòng CSGT, từ ngày 9-6 đến nay, đơn vị đã xử lý 1.913 trường hợp vi phạm; tạm giữ 756 phương tiện và 270 bộ giấy tờ xe của người vi phạm. Đáng chú ý, đối tượng vi phạm trong độ tuổi từ 18 đến 35 chiếm tới gần 80% tổng số trường hợp bị xử lý.

Mục tiêu bước đầu của các tổ công tác trong việc chọn đúng đối tượng vi phạm để xử lý đã phần nào đạt được, nhưng cùng với việc phải đối mặt với nguy hiểm khi làm nhiệm vụ, công tác tuần tra của CSGT và các chế tài xử lý cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Trung tá Tài nhận xét: “Mức xử phạt đối với các trường hợp vi phạm mũ bảo hiểm hiện nay mới chỉ dừng lại ở số tiền trung bình 150.000 đồng mà không bị tạm giữ phương tiện là chưa đủ sức răn đe, chưa phù hợp với thực tế công việc”.

VTTH-Theo Báo Báo Kinh tế và đô thị
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)