Kiềm chế tai nạn giao thông cần giải pháp đồng bộ

Thứ hai, 08/08/2011 00:00 GMT+7
Trên tuyến quốc lộ 1A - đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang, nối Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hiện có 4 cây cầu đã qua nhiều năm sử dụng, hư hỏng và xuống cấp cần được thay thế để đảm bảo an toàn giao thông, gồm cầu Kinh Xáng (huyện Châu Thành), cầu An Hữu, cầu Trà Lọt và cầu Cổ Cò (huyện Cái Bè).
Trên tuyến quốc lộ 1A - đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang, nối Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hiện có 4 cây cầu đã qua nhiều năm sử dụng, hư hỏng và xuống cấp cần được thay thế để đảm bảo an toàn giao thông, gồm cầu Kinh Xáng (huyện Châu Thành), cầu An Hữu, cầu Trà Lọt và cầu Cổ Cò (huyện Cái Bè).


Sáng 3/8, tại khu vực đường dẫn lên cầu Kinh Xáng, thuộc xã Long Định, Châu Thành (Tiền Giang) đã xảy ra tình trạng kẹt xe nghiêm trọng kéo dài nhiều giờ liền.

Theo Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an Tiền Giang, vào các ngày lễ, tết…, tại các cây cầu này thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Đặc biệt, cầu Kinh Xáng hay bị sự cố thủng mặt cầu, khi sửa chữa đã gây ùn tắc xe nhiều giờ liền, làm ách tắc giao thông trên tuyến huyết mạch này. Trước tình trạng xuống cấp của các cầu trên, Bộ Giao thông Vận tải đã có dự án xây dựng 3 cầu yếu trên QL1A (gồm cầu Kinh Xáng, cầu Cổ Cò và cầu Trà Lọt). Theo dự kiến, việc triển khai bàn giao mặt bằng sẽ hoàn tất vào cuối tháng 10/2011, để nhà thầu đi vào khởi công dự án. Riêng cầu An Hữu vẫn đang trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng.

*  Ban An toàn giao thông tỉnh Cà Mau tập trung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về Luật Giao thông đường bộ và đường thủy thông qua nhiều giải pháp: Tổ chức mít tinh về Tháng An toàn giao thông (ATGT), treo băng rôn, phát tờ rơi, treo các biển báo hướng dẫn ở các ngã ba, ngã tư đường; tổ chức tuyên truyền hướng dẫn Luật trên xe ô tô, xe máy qua các tuyến quốc lộ, gần khu vực chợ, các điểm trường học; tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã, phường, thị trấn nơi có đông người qua lại. Ban ATGT còn tổ chức hội thi “Tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ và đường thủy nội địa” nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành của người dân. Lực lượng tuần tra kiểm soát ra quân nhắc nhở, tháo dỡ các mái che, các chướng ngại vật trên hành lang ven đường, các tuyến sông và vùng trọng điểm. Đồng thời Ban ATGT sắp xếp lại các bến khách, các bến đò dọc, đò ngang, các bến xếp dỡ hàng hóa, giải tỏa các điểm chợ tự phát nhằm lập lại trật tự ATGT.

Năm học 2011-2012, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau phát động cuộc thi tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ và đường thủy nội địa; đồng thời vận động 100% học sinh, sinh viên cam kết không vi phạm Luật ATGT nhằm đạt mục tiêu "xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường phổ thông’’, thực hiện "cuộc vận động học sinh, sinh viên gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc Luật ATGT’’.

Ngành tăng cường kiểm tra các trường về việc đưa chương trình giáo dục ATGT lồng ghép vào các môn học: giáo dục công dân, đạo đức. Ngoài ra, học sinh, sinh viên còn tìm hiểu Luật ATGT qua chương trình hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt các đoàn-đội và các cuộc thi tìm hiểu Luật ATGT do Sở phối hợp với Ban ATGT tổ chức hằng năm tại các trường phổ thông trong tỉnh. Sở GD&ĐT chỉ đạo hiệu trưởng các trường phổ thông, cao đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp quản lý và thường xuyên nhắc nhở các em chấp hành tốt Luật ATGT; phát động học sinh (chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe mô tô) không được đi xe mô tô đến trường, vùng nông thôn học sinh đi học bằng đò phải mặc áo phao để phòng tai nạn đuối nước.

TTXVN
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)