1. Đường bộ
- Công tác duy tu, sửa chữa đường bộ bảo đảm ATGT thông suốt: được duy trì tốt trong tháng 7, Cục ĐBVN đã chỉ đạo các Khu QLĐB tiến hành rà soát hệ thống biển báo hiệu trên hệ thống Quốc lộ để xử lý kịp thời các bất hợp lý đặc biệt là việc cắm biển hạn chế tốc độ (biển 217), biển khu đông dân cư (biển 420); biển thông tin tốc độ, các biển báo liên quan tải trọng cầu, đường bộ. Về phía Cục cũng tổ chức 02 đoàn kiểm tra liên ngành (Cục ĐBVN, C26, Vụ ATGT) do Lãnh đạo Cục đã trực tiếp làm trưởng đoàn đi kiểm tra một số QL trọng điểm như dọc QL 1, QL 14 và chỉ đạo điều chỉnh ngay những bất cập.
Việc kiểm tra, giám sát một số hoạt động nhạy cảm như: cấp “giấy phép lưu hành xe quá tải, quá khổ trên đường giao thông công cộng”; cấp “giấy phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác” tiếp tục được chú trọng thường xuyên hơn.
- Xử lý các vị trí gây mất ATGT: Từ tháng 01 và đến 10/8/2009 Cục ĐBVN đã cho phép đầu tư xử lý 68 điểm đen và các vị trí tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATGT với tổng kinh phí khoảng 37.735 triệu VNĐ. Hiện đang tiếp tục đẩy mạnh phê duyệt, đầu tư xử lý điểm đen và các vị trí tiềm ẩn nguy hiểm gây mất ATGT.
- Về quản lý hành lang an toàn đường bộ: Đến nay, 63/63 địa phương đã thành lập Tổ công tác liên ngành thực hiện giai đoạn II Kế hoạch giải tỏa hành lang ATGT đường bộ, đường sắt theo Quyết định 1856/QĐ-TTg của TTCP và đã có 8 tỉnh ban hành quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh với cơ quan QLĐB về quản lý bảo vệ, giải tỏa và chống tái lấn chiếm HLATĐB trên các tuyến QL.
Đã đạt được kết quả ban đầu trong việc triển khai thực hiện giai đoạn II Quyết định số 1856/QĐ-TTg là: đã thống kê, rà soát được 107.582 trường hợp vi phạm HLATĐB, 93.009 trường hợp cấp đất trong phạm vi HLATĐB.
Đã vận động tự tháo dỡ được 16.009 trường hợp, cưỡng chế tháo dỡ 12.433 trường hợp, trồng 12.548 cọc mốc GPMB để xác định phạm vi đất đường bộ.
- Về các đường ngang đấu nối vào hệ thống quốc lộ: đã rà soát thống kê là 29.801 trường hợp; trong đó, có phép 218 trường hợp, không phép 4.058 trường hợp, còn lại 25.525 do lịch sử để lại; bên cạnh đó còn có 2.407 cửa hàng xăng dầu trên Quốc lộ.
Về cho phép đấu nối vào QL: trong 7 tháng đầu năm 2009 đã chấp thuận cho 71/162 điểm đấu vào QL; không đồng ý 85/162 điểm, còn lại đang xem xét.
- Công tác sát hạch cấp giấy phép lái xe: trong tháng 7 năm 2009, đã cấp 254.044 chiếc. Trong đó: GPLX mô tô các hạng là 215.737 chiếc; Giấy phép lái xe ôtô các hạng là 38.307 chiếc. Tổng số GPLX đã cấp từ đầu năm đến hết tháng 7/2009 là 1.141.988 chiếc các loại.
2. Đường thủy nội địa
- Các đơn vị quản lý đường thủy tiếp tục duy trì tốt việc kiểm tra tuyến, điều chỉnh hệ thống báo hiệu; các tổ điều tiết, khống chế tại các vị trí trọng yếu như: kênh Chợ Gạo, Âu Tắc Thủ, cầu Đuống, cầu Long Biên, Cầu Bình…tuy trong tháng có xảy ra ách tắc cục bộ nhưng thời gian ngắn và cơ bản đường thủy nội địa trên phạm vi toàn quốc vẫn thông suốt và an toàn.
- Tăng cường phối hợp với Cục CSGT đường thủy và Cục Đăng kiểm Việt Nam trong công tác thanh tra, kiểm tra phương tiện thủy chở khách, đò ngang, bến khách ngang sông; Các đoàn kiểm tra đã kiểm tra công tác bảo đảm ATGT đường thủy nội địa tại Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền mặc áo phao, đeo dụng cụ nổi khi sử dụng phương tiện thủy qua sông.
- Về đăng ký phương tiện thủy nội địa: tổng số phương tiện đã đăng ký trên cả nước đến hết tháng 7 là 130.961 chiếc, tăng 66,8% so với cùng kỳ 2008.
- Về đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ cho thuyền viên và người lái PTTNĐ: tổng số đã cấp 134.847 chiếc các loại, tăng 82,3% so với cùng kỳ 2008.
3. Đường sắt
- Về an toàn đường ngang giữa đường sắt và đường bộ: đã hoàn thành giai đoạn I (năm 2008) của Quyết định 1856/QĐ-TTg của TTCP về Kế hoạch giải tỏa hành lang ATGT đường sắt: bao gồm nâng cấp, sửa chữa 260 đường ngang; chuyển đổi 10 đường ngang dân sinh nguy hiểm thành đường ngang chính thức; chuyển 02 đường ngang đầu cầu Phú Lương thành hầm chui.
Trong giai đoạn II (tháng 01/2009 đến 31/12/2010): Đã hoàn thành việc thống kê rà soát các vị trí vi phạm hành lang an toàn đường sắt tại 05 tỉnh thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, hiện Tổng Công ty ĐSVN đã trình Bộ phê duyệt kinh phí và quyết định giao các địa phương làm chủ đầu tư dự án thành phần là “đền bù, giải tỏa vi phạm HLAT đường sắt và cưỡng chế công trình vi phạm HLAT đường sắt”.
- Công tác triển khai dự án giai đoạn II của ngành đường sắt là: tiếp tục thống kê, rà soát các vị trí vi phạm HLATĐS của 28/33 địa phương còn lại.
Xây dựng mới 146 đường ngang; 12 hầm chui; 4 cầu vượt; 94,88 km rào hộ lan giữa ĐB-ĐS; 307,299 km hàng rào bảo vệ HLAT ĐS; 101, 610 km đường gom; 105, 534 km rào cách ly.
Dự kiến sẽ hoàn thành các thủ tục trong năm 2009 và sau khi được phê duyệt sẽ đồng loạt triển khai vào quý I năm 2010.
4. Hàng hải
- Cục đã tổ chức thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2009 về hàng hải tại Hải Phòng, Đà Nẵng và TP.HCM.
- Hoạt động bảo đảm ATGT tại các cảng: trong tháng, tại 23 Cảng vụ hàng hải tổ chức thực hiện công tác kiểm tra tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế đã tiến hành kiểm tra được tổng số 20 lượt tàu, phát hiện 198 khiếm khuyết.
Đối với các tàu nước ngoài: trong tháng, 10 cảng vụ hàng hải đã tiến hành kiểm tra được 77 tàu, phát hiện 57 tàu có khiếm khuyết với tổng số khiếm khuyết là 356, lưu giữ 07 tàu. So với cùng kỳ năm 2008, số tàu tiến hành kiểm tra tăng 23 lượt tàu (77/54), phát hiện tàu có khiếm khuyết tăng 06 tàu (57/51), số khiếm khuyết phát hiện tăng 14 khiếm khuyết (356/342), số tàu bị lưu giữ tăng 01 lượt tàu (07/06).
- Hoạt động tìm kiếm cứu nạn: tổng số thông tin báo nạn nhận được trong tháng 7/2009 là 11 vụ, trong đó: 03 vụ liên quan đến tàu hàng; 02 vụ tai nạn sự cố liên quan đến tàu cá; báo nạn giả không xác định là 06 vụ. Tổng số người được cứu và hỗ trợ: 09 người. Tổng số tàu thuyền được cứu và hỗ trợ: 02 chiếc. Số lần phối hợp TKCN: 02 lần.
5. Hàng không:
Cục HKVN đã tổng kết và đánh giá các nguyên nhân gây sự cố hàng không trong 6 tháng đầu năm, trong đó có nhận định cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát loại máy bay A320 và ATR 72 về hệ thống thủy lực, động cơ…;
Trong tháng 7 và đầu tháng 8 lại tiếp tục xảy ra các sự cố đối với loại máy bay trên trong đó có sự cố đặc biệt nghiêm trọng nêu trên; vì vậy, trong thời gian tới, Cục sẽ có kế hoạch kiểm tra toàn diện hơn để có biện pháp khắc phục.
6. Công tác đăng kiểm phương tiện
- Trong tháng 7, công tác đăng kiểm vẫn ổn định, không có vụ việc gì nổi cộm; Tuy nhiên, thông qua việc tăng cường hoạt động kiểm tra đột xuất thì đã phát hiện 01 Trung tâm đăng kiểm vi phạm trong hoạt động kiểm định xe cơ giới và đã xử lý kỷ luật theo quy định tại QĐ 4455 và QĐ 45 của Bộ trưởng.
- Công tác đăng kiểm đầu máy toa xe đường sắt: các phương tiện đã được đăng kiểm đường sắt đã kiểm tra cấp giấy chứng nhận trong 7 tháng đầu năm 2009 đều bảo đảm an toàn kỹ thuật và không có sự cố kỹ thuật xảy ra.
Bên cạnh đó, hiện nay còn tồn tại một số phương tiện đường sắt đã kiểm tra nhưng không cấp giấy chứng nhận đăng kiểm được vì chưa phù hợp với quy định hiện hành như: đầu máy không trang bị thiết bị ghi tốc độ, toa xe xe quá khổ giới hạn… vẫn chưa xử lý được. Cục ĐKVN kiến nghị Bộ xem xét trình Chính phủ sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đường sắt đẻ giải quyết triệt để những bất cập khi áp dụng Luật vào thực tế.
- Công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa:
+ Tập trung thống kê hết lượng đò ngang, đò dọc phải đăng kiểm và tổ chức tuyên truyền vận động chủ phương tiện đưa phương tiện vào đăng kiểm.
+ Phối hợp với Cục CSGTĐT và Cục ĐTNĐVN lập kế hoạch, chỉ đạo liên ngành của 3 Cục để tổng kiểm tra các cơ sở đóng mới sửa chữa phương tiện thuỷ nội địa nhằm chấn chỉnh hoạt động này.
7. Công tác thanh tra, kiểm tra
+ Kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng thanh tra chuyên ngành GTVT: trong tháng 7, lực lượng thanh tra đã tiến hành 3.923 cuộc thanh tra, kiểm tra; phát hiện, lập biên bản 7.349 vụ vi phạm. Quyết định xử phạt 6.728 vụ với số tiền: 5.645.03 triệu đồng.
Trong thời gian qua, các đơn vị thanh tra luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm về TTATGT đường bộ, đường thủy nội địa; tập trung kiểm tra xử lý bến đò dọc, bến khách ngang sông không đủ điều kiện an toàn, đình chỉ những phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, các phương tiện vận tải khách chở quá số người quy định, người điều khiển phương tiện không có chứng chỉ chuyên môn.
+ Một số công tác khác:
- Tham gia tuyên truyền pháp luật về TTATGT bằng nhiều hình thức, tổ chức 227 buổi tuyên truyền nơi công cộng; vận động 6.863 lượt người ký cam kết không vi phạm, tự khắc phục hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông; in, phát 36.794 tài liệu, tờ rơi, dán áp phích tại các nơi công cộng phục vụ tuyên truyền. Đồng thời, đã giám sát được 290 kỳ sát hạch ô tô và mô tô, góp phần đảm bảo chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
8. Công tác bảo đảm an toàn trong lĩnh vực vận tải
- Tổ chức hội nghị lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiệp định vận tải đường bộ Việt Trung và Nghị định thư hướng dẫn tại Hà Nội để chuẩn bị các nội dung đàm phán với phía Trung Quốc dự kiến tổ chức trong tháng 8/2009.
- Nghiên cứu thực tế hoạt động vận tải trên các tuyến đường xuyên á, hiệp định GMS để đề xuất các cơ chế phù hợp hơn, tạo thuận lợi cho các hoạt động vận tải, du lịch đường bộ (dự thảo thông tư hướng dẫn Hiệp định GMS và thông tư liên tịch với Bộ VH-TT-DL về quản lý vận tải khách du lịch bằng ô tô)
- Chuẩn bị kế hoạch thi tìm hiểu Luật GTĐB đối với lái xe và các doanh nghiệp vận tải;
DTH