1. Phải chú trọng khâu tuyên truyền giáo dục.
2. Nâng cao trách nhiệm của những người làm công tác an toàn giao thông.
3. Xử phạt đúng người, đúng tội, công bằng, linh hoạt.
Một trong những lý do làm cho tình trạng vi phạm luật giao thông ở nước ta tăng cao là do luật pháp nước ta chưa nghiêm. Đối với những vụ việc nhỏ, có thể hóa dải được thì không nói làm gì nhưng những vụ việc liên quan tới tính mệnh con người thì cần phải xử lý nghiêm khắc. Hằng ngày theo dõi báo đài ta vẫn nghe ngành cảnh sát giao thông báo cáo thành tích xử phạt người vi phạm giao thông với số lượng rất cao. Nhưng thử hỏi tại sao ngày nào, năm nào cũng phạt nhiều như vậy mà số lượng tai nạn giao thông vẫn không giảm? Bởi vì kẻ gây tai nạn thì không bi phạt còn kẻ bị phạt thì không gây tai nạn. Có bốn đối tượng vi phạm luật giao thông nhưng không bi phạt: Một là những tài xế có đưa tiền đút lót cho một số cảnh sát giao thông theo linh thân cả hai cùng có lợi. Hai là những vi có "máu mặt" nên cảnh sát thực hiện châm ngôn "Tránh voi chăng xấu mặt nào", ít ai dám phạt những xe có biển số xanh. Ba là những người vố tình hay cố ý vi phạm luật nhưng cảnh sát không phát hiện được, số này rất nhiều. Bốn là những kẻ cố ý chạy xe ẩu mang tính bản chất, tái phạm nhiều lần nhưng cảnh sát nhắm thấy rợt bắt không được nên đành "tha”. Phải nói rằng, cảnh sát ít khi phạt những kẻ chạy xe ấu mà thường.chỉ chặn những người đi xe chậm kiếm cớ này nọ bắt phạt để báo cáo thành tích và hưởng phần trăm tiền phạt. Khổ nỗi, nhiều người đi xe cẩn thận thường không nghĩ mình là đối tợng phải gặp cảnh sát nên không chuẩn bị đủ giấy tờ đế đối phó. Trong khi những kẻ đi xe ẩu chuyên nghiệp bao giờ cũng trang bị đầy đủ các loại giấy tờ và các số điện thoại cần thiết để cầu cứu khi bi cảnh sát chặn. Do xử phạt không công bằng nên nhiều người dân cảm thấy không phục. Mục tiêu xử phạt phải hướng tới những kẻ đi xe ẩu mang tính bản chất, có khả năng tái phạm nhiều lần gây nguy hiểm cho tính mạng người khác. Chỉ khi nào bắt được những đối tượng này thì cảnh sát mới được khen thưởng và hưởng phàn trăm tiền phạt. Những đối tượng tái phạm nguy hiểm cần phải được đưa lên báo đài, đưa ra kiểm điểm trong cuộc họp dân phố, làng xã hoặc bắt đi phục dịch cho những người bi tai nạn giao thống để hiểu được nỗi đau của nạn nhân. Còn đối với những người vi phạm không mang tính bản chất và không nguy hiểm thì chỉ nên xử phạt nhẹ hoặc cảnh cáo nhắc nhở. Vấn đề giao thông liên quan tới tất cả mọi người, nên không tránh đợc những chuyện tế nhị. Thực ra, trong cuộc đời không ai là không có đôi lần đi đường không đúng luật nhưng nếu chỉ vi lỗi nhỏ do vô tình hoặc do hoàn cảnh bắt buộc mà bi xứ phạt quá nặng thì không tránh khỏi tâm lý oán trách, bất bình. Có người đi đường xa, trời tối, mưa gió gặp người không đội mũ bảo hiểm xin đi nhờ xe nhưng không dám giúp vì sợ sẽ bị công an bắt phạt người lái. Có người không dám chở người bệnh nặng tới bệnh viện vì sợ kèm người thứ ba sẽ bị cộng an tịch thu xe. Nhiều ngời sợ công an đến mức, thà để người khác chết còn hơn đế xe mình bị tịch thu, mất việc làm ảnh hưởng tới danh dự. . . Bởi vậy, việc xử phạt những lỗi giao thông ở mức độ nhẹ càng phải linh hoạt, có tình có lý phù hợp với văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt Nam.