Người gửi: Đoàn Thanh Tuấn.
ĐT: 098.939.33.31
ĐỀ XUẤT ĐỂ GIẢM TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Như chúng ta đã biết có ba nguyên nhân chính để xãy ra tai nạn giao thông, nguyên nhân thứ nhất đó là do người điều khiển giao thông, nguyên nhân thứ hai là vấn đề thiết kế, quy hoạch, phân luồng xe, tín hiệu điều khiển giao thông và nguyên nhân thứ 3 là do bị lấn chiếm lòng lề đường và thả rong vật nuôi lưu thông trên đường.
Do đó để giảm tai nạn giao thông đường bộ đòi hỏi chúng ta phải giải quyết triệt để được ba nguyên nhân chính trên.
I. Đối với người điều khiển và tham gia phương tiện giao thông:
Chúng ta phải kiên quyết xử phạt thật nặng các lỗi vi phạm để người điều khiển giao thông sợ và không dám vi phạm.
Nếu người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm các lỗi sau đây thì sẽ bị xử phạt tương xứng với các lỗi mà người điều khiển đã vi phạm.
1. Tổ chức đua xe trái phép. Xử phạt: tù giam 1 năm, phạt tiền 10 triệu đồng.
2. Tham gia đua xe trái phép. Xử phạt: tịch thu xe, phạt tiền 5 triệu đồng.
3. Vừa tổ chức và tham gia đua xe trái phép. Xử phạt: tù giam 1 năm, tịch thu xe, phạt tiền 15 triệu đồng.
4. Tổ chức tụ tập đám đông, tham gia đi bão, lạn lách, đánh võng, nẹt pô xe. Xử phạt : tịch thu xe, phạt tiền 2 triệu đồng và phải lao động công ích 1 tháng. ( Ví dụ: lao nhà vệ sinh công cộng ).
5. Tổ chức đua xe trái phép, tham gia đua xe trái phép, tham gia đi bão, lạn lách, đánh võng gây tai nạn chết người. Xử phạt: bồi thường toàn bộ tiền thuốc men, tiền ma chay, bị tử hình và tịch thu xe.
6. Cố tình cán chết người sau khi đã gây tai nạn. Xử phạt: bồi thường toàn bộ tiền thuốc men, tiền ma chay, bị tử hình và tịch thu xe.
7. Lái xe quá tốc độ, lấn tuyến, vượt tuyến sai quy định, lái xe trong tình trạng say rượu. Xử phạt: phạt tiền 2 triệu đồng đối với môtô 2,3 bánh và 10 triệu đồng đối với xe 4 bánh trở lên.
8. Lái xe quá tốc độ, lấn tuyến, vượt tuyến sai quy định, lái xe trong tình trạng say rượu gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia lưu thông. Xử phạt: bồi thường toàn bộ tiền thuốc men, giam xe 2 tháng, phạt tiền 5 triệu đồng đối với môtô 2,3 bánh và 20 triệu đồng đối với xe 4 bánh trở lên.
9. Lái xe quá tốc độ, lấn tuyến, vượt tuyến sai quy định, lái xe trong tình trạng say rượu gây tai nạn chết người. Xử phạt: bồi thường toàn bộ tiền thuốc men, tiền ma chay, tù giam từ 2 đến 10 năm và tịch thu xe.
10. Không có bằng lái xe, vượt đèn đỏ, lưu thông vào đường cấm, chạy sai làn xe. Xử phạt: 1 triệu đồng đối với xe 2 bánh và 10 triệu đồng đối với xe 4 bánh trở lên.
11. Chở đồ cồng kềnh. Xử phạt: 1 triệu đồng đối với xe 2 bánh và 5 triệu đồng đối với xe 4 bánh trở lên.
12. Xe 4 bánh chở hàng quá tải. Xử phạt: 10 triệu đồng.
II. Đối với vấn đề thiết kế, quy hoạch, phân luồng và tín hiệu điều khiển giao thông:
A. Khu vực ngoại thành:
1. Đường xa lộ, quốc lộ, đường liên tỉnh, đường cao tốc phải phân luồng ( hiện nay việc phân luồng để đãm bảo diện tích cho xe 2 bánh lưu thông của Việt Nam rất kém ), mở rộng đường để đảm bảo đủ không gian cho tất cả các loại xe lưu thông trong giờ có lưu lượng xe lớn nhất. Khi thiết kế chúng ta phải tính lưu lượng xe cho 20 năm sau.
2. Tại các giao lộ đường xa lộ, quốc lộ, đường liên tỉnh, đường cao tốc có đèn tín hiệu giao thông: sơn vạch dừng cách giao lộ khoảng 20 mét đối với xe 2 bánh và 40 mét đối với xe 4 bánh trở lên.
3. Tại các khúc cua đường xa lộ, quốc lộ, đường liên tỉnh, đường cao tốc: đặt biển báo và sơn tạo sốc cách khúc cua khoảng 100 mét trở lên.
4. Đèn tín hiệu giao thông điều khiển lệch nhau khoảng 20 giây ( Ví dụ: hướng đi thẳng đèn đỏ thì 20 giây sau đèn tín hiệu hướng vuông góc mới xanh). Mỗi chu kỳ đèn từ 3phút đến 5 phút tùy theo lưu lượng xe.
5. Lắp đặt đèn chiếu sáng trên tất cả những tuyến đường chính, tuyến đường có lưu lượng xe tham gia lưu thông lớn và đèn cảnh báo những vị trí nguy hiễm dễ xãy ra tai nạn.
B. Khu vực nội thành:
1. Tính toán và phân luồng một cách khoa học để giảm ùn tắc giao thông, tránh hiện tượng xe tập trung quá đông tại một số tuyến đường và các nút giao thông. Việc phân luồng phải tính toán một cách khoa học để hạn chế tối đa việc người điều khiển xe 2 bánh bắt buộc phải lưu thông vào phần đường dành cho xe 4 bánh do không đủ diện tích tối thiểu để lưu thông.
2. Đèn tín hiệu giao thông điều khiển lệch nhau khoảng 10 giây ( Ví dụ: hướng đi thẳng đèn đỏ thì 10 giây sau đèn tín hiệu hướng vuông góc mới xanh). Mỗi chu kỳ đèn từ 2phút đến 3 phút tuỳ theo lưu lượng xe.
3. Tại các giao lộ có đèn tính hiệu giao thông:
3.1. Sơn vạch sơn dừng xe cách giao lộ 10 mét đối với xe 2 bánh và đối 20 mét đối với xe 4 bánh trở lên.
3.2. Thu hẹp tối đa vĩa hè để tăng diện tích cho xe 2 bánh chạy theo hướng rẽ phải ( hạn chế tối đa xe 2 bánh chạy theo hướng rẽ phải phải dừng lại tại các giao lộ).
4. Lắp đặt đèn chiếu sáng trên tất cả những tuyến đường và đèn cảnh báo những vị trí nguy hiễm dễ xãy ra tai nạn.
III. Đối với việc lấn chiếm lòng, lề đường, đậu xe sai quy định và thả rong vật nuôi lưu thông trên đường.
1. Buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường gây cản trở giao thông bị tịch thu hàng hoá và bị phạt từ 2 đến 5 triệu đồng.
2. Đỗ xe sai quy định gây cản trở giao thông bị phạt từ 2 đến 5 triệu đồng.
3. Để hàng hoá, vật dụng gây cản trở giao thông bị phạt từ 2 đến 5 triệu đồng.
4. Vật nuôi lưu thông trên đường gây tai nạn và làm cản trở giao thông thì chủ gia sẽ phải bồi thường toàn bộ tiền ma chay, thuốc men và bị phạt từ 1 đến 5 triệu đồng. Ví dụ: chó, trâu, bò…
Xin được nêu các giải pháp tạm thời bên trên để giải quyết các vấn đề cấp bách về an toàn giao thông. Về lâu về dài chúng ta phải giải quyết các bài toán trên ở tầm vĩ mô: phải có quy hoạch tổng thể về các trục giao thông chính của tất cả các tỉnh và thành phố, giải quyết công ăn việc làm cho người buôn bán gánh bưng, xây dựng sân chơi giải trí cho những người thích mạo hiễm, xây cầu vượt qua các giao lộ, xây dựng các tuyến mêtro, mở rộng mặt đường, làm thêm nhiều thuyến đường mới, xây dựng các thành phố vệ tinh của các thành phố lớn. Bên cạnh đó chúng ta phải tuyên truyền hằng ngày trên mọi phương tiện thông tin đại chúng về luật giao thông, về những tai nạn giao thông đã xãy ra hằng ngày để người dân nhận thức được hậu quả nặng nề do tai nạn giao thông gây ra. Đồng thời chúng ta phải tăng cường giáo dục mọi công dân từ khi còn rất nhỏ (từ lớp mẫu giáo ) để những kiến thức giao thông cơ bản đượcsâu vào trong máu của người dân.