Làm thế nào để giảm tai nạn giao thông.

Thứ sáu, 30/03/2007 00:00 GMT+7
    Có một biện pháp không cấm nhập, cấm bán, cấm đăng ký xe nhưng áp dụng tiền lệ phí đăng ký cao đúng bằng giá trị tiền mua xe, giả dụ xe 15 triệu thì lệ phí đăng ký cũng là 15 triệu, lẽ dĩ nhiên biện pháp nàu cũng không hạn chế được người nhiều tiền, nhưng họ mua về cũng để trong kho mà thôi vì không có đường mà đi. Những biện pháp trên là con đường để người tham gia giao thông đi đến tự giác không phải chỉ trên bục giảng mà là cấm và bắt buộc. Từ 1 đến 100, 1000 lần khi nào trở thành thói quen thì mới hình thành lòng tự giác...
Người gửi:  Vũ Văn Quân .
Địa chỉ: Nhà A2 khu tập thể cá hộp Hải Phòng.

 

An toàn giao thông là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, mặc dù chúng đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, tốn nhiều thời gian, huy động bao lực lượng, tiền của nhưng kết quả lại rất hạn chế. Vậy nguyên nhân đích thực là gì? Theo tôi nghĩ có 4 nguyên nhân sau đây.

Nguyên nhân:

Một số không nhỏ lái xe ôtô, môtô kém phẩm chất, càn quấy, nghiện hút, và mắc các tệ nạn xã hội gây nên đó là nguyên nhân chính (  họp họ không đến, tuyên truyền đài báo, tivi họ không nghe ).

Phát triển xe máy quá nhiều đó là nguyên nhân thứ 2 gây nên tai nạn và ùn tắc. Hãy xem ở các nước chung quanh chúng ta không có hiện tượng này.

Điều kiện cơ sở vật chất nhằm đảm bảo an toàn giao thông còn rất hạn chế thậm chí lạc hậu và bất cập với phát triển dân số cộng thêm với việc vho bán hàng vỉa hè như ở Hà Nội, cấp phép làm nhà ở mạt đường giao thông, không có lực lượng nào làm cho đường thông hè thoáng, đường ngầm, cầu vượt, đường hai tầng lại chưa nhiều, thậm chí có như ở đường 5 cũng vô tác dụng, có nhiều đường bộ có tàu hỏa đi qua không có hàng rào che chắn và người trực …

Lực lượng đảm bảo an toàn giao thông quá đông nhưng chưa lấy phòng ngừa làm chính nhất là các nút giao thông quan trọng, trong giờ cao điểm làm cho đường thông hè thoáng…vv mà hình như nhằm mục tiêu khác.

Cách khắc phục:

Cách khắc phục nguyên nhân thứ 1.

Đối với loại xe này hình fạt nghiêm khắc nhất là cách giáo dục tốt nhất( điều họ đi học luật, thi lại, nộp phạt nặng và lao động cải tạo ). Lái xe vi phạm vào các điều cấm trong luật giao thông thì mỗi lần vi phạm là một lần đột lỗ vào bằng lái, cho đi ngay không thu tiền phạt, lái xe nào có 3 lỗ mà vi phạm lần thứ 4 thì lấy kéo cắt 1/3 bằng lái, bằng lái bị cắt góc không còn giá trị lái xe. Người lái xe muốn có bằng lái mới thì phải thực hiện các thủ tục như sau:

            Đi học tập chung về luật lái xe 3 ngày .

            Thi lại để lấy bằng một ngày, phí học tập và thi theo thông thường.

            Viết bản bản cam đoan từ nay trở đi không vi phạm luật giao thông, nếu vi phạm bị thu bằng lái xe.

            Nộp lệ phí lấy bằng: xe máy 2 bánh, 3 bánh 2 triệu, xe ôtô 5 triệu ( đó là tiền phạt của các lỗ đột ).

            Thực hiện đầy đủ 4 điều trên thì mới được lấy bằng mới.

            Bằng mới phải ghi bằng cấp lại lần 2 kể cả người đánh mất bằng lái cũng phải làm thủ tục như trên.

            Bằng cấp lại lần 2 mà lại vi phạm 4 lần đột lỗ nữa thì tuyệt đối không còn cơ hội để cấp bằng lần 3 và cho chuyển sang một nghề khác. Những lái xe gây tai nạn bị kết án tù do sai bị sai lỗi thì nên thu bằng vĩnh viễn, nếu muốn được cấp lại thì phải sau 3 năm mãn hạn tù và cũng phải tuân theo thủ tục như những bước trên.

    Lái xe mà không có bằng lái hoặc bằng lái bị cắt góc thì bị bắt tạm giam xe 15 ngày cho đi lao động cải tạo, đồng thời gọi thân chủ đến nhận xe và hàng hóa trên xe ( nếu có ) và phải nộp phạt bằng 50% trị giá cả xe và hàng hóa, sau 5 ngày không đến nhận thì bán hóa giá lấy tiền xung công quỹ miễn kiện cáo , không nên giữ xe vì xe không phải là kẻ gây tai nạn mà  chúng là người lái xe gây tai nạn. Xe chở hàng lậu, hàng quốc cấm khi bắt được thì bị tịch thu phương tiện và cả hàng hóa trên xe, nếu người lái xe là chủ xe thì bắt giam và xử lý theo pháp luật, nếu là người lái xe thuê thì thu vĩnh viễn bằng lái và giam giữ lao động cải tạo 15 ngày. Xe chở khách quá tải thì tịch thu xe và bắt giam lái xe,công an tự thuê xe khách khác để chở hết khách, lái xe thì bắt giam và xử lý theo pháp luật, tiền thuê xe trừ vào tiền bán hóa giá xe sau này.

    Tất cả lái xe ôtô, lái xe 2 bánh phải được tiến hành tổng kiểm tra lại sức khỏe đặc biệt chú ý 2 điểm: Sức khỏe quá kém và mắc nghiện ma túy, khi kiểm tra xong đóng dấu đã kiểm tra y tế vào bằng lái xe, chỉ cần thông báo làm 1 tháng là xong, nếu chưa kịp thì dọc đường tổ chức chạm y tế cho dừng xe bắt buộc để khám, khám xong có kết luận mới cho đi. Ở mỗi quận huyện có một phòng khám kiểu này, y tế cơ quan không có quyền thay thế.Cải tạo lai động bằng cách giam trại tập trung gánh đất, đá, cát mỗi người gánh 30kg/ 1 gánh đi 1 km, 10 gánh 1 ngày, mỗi ngày cho ăn 3000đ/ bữa, nếu cần thì quay Camera cho lên tivi để mọi người biết mặt  ( Ở Singapor họ làm như thế đối với quan chức nhà nước và con nhà giàu ). Dùng hình thức sử phạt này một cách nghiêm túc dần dần sẽ chấm dứt tai nạn giao thông, chấm dứt tình trạng đua xe, đánh võng trên đường, và tác dụng răn đe rõ nét nhất, các lái xe càn quấy đều được điều đến lớp hết, cả đến chủ xe cũng phải sử dụng GPLX cho đúng luật.

Cách khắc phục nguyên nhân thứ 2.

    Ở các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng…và các đường cao tốc hạn chế dần xe gắn máy, và sau 5 năm sẽ cấm hẳn, song song với việc hạn chế xe máy phải thay thế bằng xe buýt đảm bảo cho người dân ra ngoài đường, đi làm, đi công việc chỉ cần 100m là có trạm xe buyt, mỗi trạm phải có ít nhất từ 5 đến 20 tuyến xe đi trừ một số ít trường hợp chuyển tuyến thì khuyên họ nên mua vé tháng, xe buýt một tầng hoặc 2 tầng. Ở cá đường cao tốc liên tỉnh nên làm đường riêng cho xe đạp và xe máy, trong trường hợp chưa làm được thì phân luồng như sau.

    Đường rộng có dải phân cách mỗi bên nên chia làm 3 luồng: luồng 1 cho xe tốc độ cao 90km/h , luồng 2 cho xe có tốc độ trung bình 40 đến 60 km/h , luồng 3 cho xe đạp và xe máy 20km/h. Người nào kêu ca thì nên khuyên họ sử dụng xe buyt.

    Ta thử xem như Trung Quốc, Thái Lan, Lào… có rất ít xe máy như ta, đặc biệt là các đường cao tốc hoàn toàn không có xe máy, xe đạp và người đi bộ, ở đó họ cũng áp dụng biên pháp hạn chế hoặc cấm nên chúng ta làm như vậy. Có một biện pháp không cấm nhập, cấm bán, cấm đăng ký xe nhưng áp dụng tiền lệ phí đăng ký cao đúng bằng giá trị tiền mua xe, giả dụ xe 15 triệu thì lệ phí đăng ký cũng là 15 triệu, lẽ dĩ nhiên biện pháp nàu cũng không hạn chế được người nhiều tiền, nhưng họ mua về cũng để trong kho mà thôi vì không có đường mà đi. Những biện pháp trên là con đường để người tham gia giao thông đi đến tự giác không phải chỉ trên bục giảng mà là cấm và bắt buộc. Từ 1 đến 100, 1000 lần khi nào trở thành thói quen thì mới hình thành lòng tự giác.

Cách khắc phục nguyên nhân thứ 3. ( Cải thiện cơ sở vật chất ngành giao thông ).

    Tất cả các trang thiết bị cho đường sắt, bộ, thủy, hàng không từng ngành phải tự giác trang bị lấy hết và cử người tự bảo quản, nếu thuê lực lượng dân quân an ninh dân phố hoặc công an thì phải chi bồi dưỡng theo thỏa thuận, tiền trang bị lấy ở tiền bán vé và tiền cước vận chuyển nếu thiếu thì tăng vào tiền vé không ai làm hộ ai cả.Theo tôi nghĩ thì chỉ cần 2 hoặc 3 tháng là làm xong hết. Nếu chưa làm hoặc không làm được thì người đứng đầu từng ngành phải chịu trách nhiệm trước chính phủ và pháp luật. Các trang bị đã làm mà không có tác dụng thì nên phá bỏ như nhiều cầu vượt đường 5 chẳng hạn.

    Trong khi ta chưa có vốn để làm tầu điện ngầm, đường 2, 3 tầng và nhiều cầu vượt, hầm vượt thì phải áp dụng nhiều biện pháp thô bạo mới giải quyết được nạn ùn tắc và TNGT.

    Vỉa hè cấm bán hàng, để xe đạp xe máy, vật liệu xây dựng. Giành toàn vỉa hè cho người đi bộ, phải huy động công an phường, quận, lực lượng thanh niên xung kích, an ninh đường phố cùng ra quân 3 tháng phải làm xong cà có lực lượng canh giữ liên tục ngày đêm từ năm này qua năm khác để không bao giờ được tái diễn.

Đường và vỉa hè cấm cho bán hàng vào ban đêm và đặc biệt là các ngày lễ, tết. Đường phố nhỏ không có giải phân cách thì có vạch sơn ở giữa đường, mỗi nửa đường phân ra làm 2 luồng: 1 luồng cho ôtô, 1 luồng cho xe máy, xe đạp.

    Đường phố lớn có giải phân cách chia ra làm 3 luồng: 1 luồng cho xe đi nhanh trên 60km/h, 1 luồng cho xe đi chậm dưới 40km/h, luồng còn lại cho xe máy, xe đạp.Xe nào đi vào luồng trái quy định thì phạt bấm lỗ ngay.Xe buýt được ưu tiên đi vào tất cả các luồng. Các nút giao thông có đèn đỏ, các đầu đường 1 chiều phải có người đứng gác không cho  các phương tiện đi vào, nếu cố tình đi vào thì tịch thu ngay phương tiện, thu bằng lái vĩnh viễn, chống lại thì bắt giam cho đi lao động cải tạo 15 ngày. Ở các TP lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh nên cấm dần từng đường không cho xe đạp, xe máy, xích lô trong vòng 5 năm sẽ cấm hẳn xe đạp, xe máy, xích lô đi trong các đường phố lớn ở nội thành mà thay bằng xe buýt và các đường tàu điện ngầm, các đường 2, 3 tầng. Ở các quốc lộ, tỉnh lộ cũng nên cấm xe đạp, xe máy và lúc này xe đạp xe máy chỉ đi ở các thị trấn cà các vùng nông thôn mà thôi hoặc làm đường khác cho họ đi.Ở các phố đông người vuông góc với nhau tốt nhất là làm đường hầm, nếu không thì làm cầu vượt lối lên xuống dọc theo bên cạnh vỉa hè để không còn người đi lại qua đường.

Thiết kế các đường mới nên:

- Cấm cấp đất ven đường để làm nhà ở hoặc buôn bán.

- Các đường ngang tốt nhất là làm đường hầm cho cả ôtô và xe máy, người đi bộ đi qua đỡ tốn hơn cầu vượt.

- Các đường giao thông lớn có sẵn đi ngang qua buộc phải làm cầu vượt.

- Làm đường riêng cho người đi xe máy, xe đạp, đi bộ, còn đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ chỉ có ôtô theo 3 làn đường quy định: Nhanh, trung bình, chậm cấm không được đi sai làn.

- Cácđường bộ dài xuyên việt cứ 200km có làm bãi đỗ xe, nhà ăn, nhà bán hàng, và nhà vệ sinh và có ban quản lý bãi đỗ xe.

- Đường sắt: Tất cả đường bộ đi ngang đường sắt đều phải có rào chắn đi động và có người canh gác, có đèn đỏ. Việc này chỉ cần làm 2 tháng là xong hết. Đường sắt đi vào trong thành phố hai bên đều phải xây tường cao 2.5m cách đường tàu 2m, hoặc tốt nhất thiết kế đường sắt đi trên cao tầng 2 khi đến ga mới xuống. Cần cải tạo lại đường sắt nội địa từ 1.1m sang 1.42m để có thể đi thông từ nước ta sang nước láng riềng, làm tăng thêm được tốc độ con tàu và chở được nhiều hàng hoá hơn. Việc cải tạo này tốn rất nhiều vốn nên kêu gọi đầu tư nước ngoài sẽ làm tốt hơn và nhanh hơn.

- Đường sắt đi Lạng Sơn, Lào Cai và xuyên Việt nên làm đường hầm.

- Các thành phố lớn đông dân cư để tránh ùn tắc tốt nhất là.

Làm tàu điện ngầm là tốt nhất.

- Làm đường cao tầng, còn cầu vượt thì cần có 2,3,4,5 tầng như ở Quảng Châu, Thượng Hải. Cấm xe đạp, xe máy hoàn toàn và tăng cường xe buýt 1 và 2 tầng, giải quyết việc làm cho những người bán hàng rong, bán hàng vỉa hè và mặt đường tổ chức nhiều các HTX dịch vụ, DN nhỏ và vừa để thu hút họ vào.

Lực lượng đảm bảo ATGT.

Làm được đầy đủ 3 công việc ở trên là đã quá đủ và vất vả rồi, ngoài ra cần đảm bảo:

    Mở các lớp học luật giao thông cho những người cấp bằng lần 2, lần đầu có thể 1 tháng 2 lớp và sau đó giảm dần. Một bộ phận thu tiền phạt khi làm đăng ký mới, bán hóa giá xe bị tịch thu, phạt lấy chậm khi xe bị giam giữ. Số tiền trên được trích 25% để bồi dưỡng cho tất cả lực lượng đảm bảo ATGT trên đường ít nhất là 50.000 đồng/ngày trở lên. Tất cả các lực lượng còn lại đều có mặt trên đường, ở các nút giao thông quan trọng, các đường cấm đi ngược chiều, ở các đoạn cấm tốc độ cao. Do không trực tiếp thu tiền phạt nên cũng tránh được tiêu cực. Có ý kiến cho rằng khi người quen vi phạm họ không bấm lỗ, hoặ nhận tiền mà không bấ, lỗ, cắt góc bằng thì sao?Điều này không khó, cần có sự kiểm tra thường xuyên liên tục của Bộ, Tỉnh, các Quận Huyện cùng lắm có thể thay quân thay tuyến liên tục từng ngày, để tránh tiêu cực chỉ có thể là kiểm tra, kiểm tra và kiểm tra. Nếu lại còn nghi ngờ tất cả đều thông đồng với nhau thì có lẽ cũng chẳng cần phải làm ATGT nữa. Chúng ta không nên đánh giá họ thấp như vậy.

Kết Luận.

Bác Hồ đã từng nói chủ trương một, biện pháp mười, kiểm tra hai mươi.

Kiểm tra người tham gia giao thông để đi đúng luật.

Kiểm tra người thanh tra và kiểm tra giao thông để chống tiêu cực. Chỉ có kiểm tra kiểm soát tầng tầng lớp lớp thường xuyên liên tục thì mới có khả năng giảm dần và tiến tới chấm dứt hẳn TNGT và nạn tiêu cực.

Cải tiến tổ chức thi lại, nâng dần từng bước cơ sở vật chất cho ngành giao thông.

Đầu tư mới không chắp vá mà đi thẳng đến hiện đại.

Xử lý phải công minh, đúng luật, phải trái rõ ràng không dùng tình cảm để chối bỏ pháp luật

Các hình phạt cấn công bố cho nhân dân biết, một tháng sau đó sẽ áp dụng.

 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)