Người gửi: trandangtuan
E-mail: chiecduathan@yahoo.com
Ngày: Thứ tư, 21/03/2007
- Chúng ta phải có quan điểm rõ ràng là đảm bảo atgt là trách nhiệm của những người được giao nhiệm vụ và atgt là để cho dân. Chúng ta không thể cứ đẩy trách nhiệm cho nhau, người quản lý, người được lĩnh lương để chuyên trách làm công việc này phải chịu trách nhiệm trước tiên và chịu trách nhiệm cao nhất. Người có trách nhiệm đảm bảo atgt có trách nhiệm hướng dẫn người dân tham gia giao thông chứ không phải chỉ đi phạt.
- Trong công tác đảm bảo giao thông của những người có trách nhiệm là: những người đưa công trình vào khai thác (chịu trách nhiệm thẩm định chất lượng từng hạng mục công trình cuối cùng, người này có trách nhiệm phát hiện sai sót của các bước tiến hành trước đó: lập dự án, giải phóng mặt bằng, thiết kế...), những người được giao trách nhiệm về chất lượng lượng công trình trong quá trình khai thác (các yếu tố kỹ thuật của các công trình, chất lượng sử dụng tại một thời điểm khai thác) và những người theo dõi tình hình giao thông.
- Làm rõ trách nhiệm của từng đơn vị cá nhân có chế độ kiểm tra nghiêm túc, khen thưởng và sử phạt thích đáng. tôi xin đề nghị thế này: phân khu quản lý cho mỗi đồng chí, mỗi tổ cảnh sát giao thông, trong những đoạn đường mình quản lý phải phát hiện và khắc phục các yếu tố làm mất atgt trên đường, báo cho các đơn vị quản lý đường hay nhắc nhở người dân: lấn chiếm hành lang giao thông, vị trí sụt lún bất thường,ổ gà,... những việc nhỏ nên nhắc nhở thường xuyên chứ không nên cứ đợt này đợt khác mới tập trung nhắc đc một hai ngày đâu lại vào đó.
- Khi sảy ra nhiều lỗi của người tham gia giao thông tại một vị trí hay một đoạn đướng thì phải xem xét tình trạng cơ sở hệ thống giao thông và người quản lý tại đó, tôi thấy rất nhiều cái bẫy mà chính người quản lý atgt đã vô tình hay cố ý giăng ra để phạt người tham gia giao thông. (như là luôn bắn tốc độ ở chân dốc khi xe đang xuống dốc, cây che mất biển báo,...)
- Nên có chế độ tuyển dụng nhân viên ngành rõ ràng. tôi cũng không hiểu sao lại có một lệ là bố hay anh chị em làm công an thì con em sẽ được một suất? Chúng ta phải công bằng với mọi đối tượng (nhất là công an???) mà một khi một khu vực nào đó toàn là “gia đình” thì làm sao mà nghiêm khắc với nhau được?! Cứ theo kiểu gia đình thì chẳng sớm thì muộn chúng ta cũng không thể nào mà làm thật sự được sẽ mãi là sự hô hào và đùn đẩy.
- Trong công tác phạt vi phạm tôi nghĩ chúng ta có thể phạt nặng hơn nữa về kinh tế (và có thể áp dụng hình phạt tăng dần theo số lần vi phạm) hoặc phạt lao động công ích để đảm bảo tính răn đe của pháp luật nhưng việc thi hành luật pháp phải nhanh gọn rõ ràng không gây phiền hà cho dân. thủ tục giải quyết một vụ chỉ được bó hẹp trong bao nhiêu ngày và phải thật là nhanh gọn (tôi cũng đã một lần vi phạm giao thông nhưng tiếc tiền thì ít mà tiếc thời gian và bực mình vì thủ tục giải quyết của các đồng chí thì nhiều, nói thực làm dày dà như vậy chỉ làm dân mất lòng tin vào hệ thống quản lý mà thôi! đành rằng là vi phạm nhưng ai chẳng có lúc này lúc khác tôi đã đi tất thảy 6 lần mới nộp được 50.000 và lấy được cái bằng lái xe!!!)
- Cần quản lý công tác cấp và và kiểm soát bằng lái xe chặt hơn nữa: thứ nhất chúng ta cần có hệ thống câu hỏi nhiều hơn, tôi thấy bây giờ đi học bằng lái xe người ta học thủ thuật thi là chính chứ chẳng học luật giao thông . thứ hai chúng ta nên cấp bằng lái xe có thời hạn và định kỳ sát hạch lại.
- Việc học sinh đi xe máy đến trường phải làm thật mạnh: có thể giảm tuổi thi bằng lái xe máy hoặc cấm (nếu cấm thì nên phạt nặng người cho các em mượn xe và đưa về địa phương để có hình thức giáo dục kết hợp) không thể cứ để tình trạng luật vẫn là luật mà đi thì vẫn đi!