Lập lại trật tự ATGT...

Thứ năm, 15/03/2007 00:00 GMT+7
 Lập lại trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của toàn dân, tuy nhiên nhiều người thường cho đó là trách nhiệm của ngành công an và ngành giao thông. Cần phải thay đổi cách nghĩ này. Cần phải phát động sức mạnh toàn hệ thống chính trị để lập lại trật tự an toàn giao thông...
Người gửi: Vu Anh Tuan
E-mail: anhtuan141195@yahoo.com.vn
Ngày: Thứ tư, 14/03/2007

Lập lại trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của toàn dân, tuy nhiên nhiều người thường cho đó là trách nhiệm của ngành công an và ngành giao thông. Cần phải thay đổi cách nghĩ này. Cần phải phát động sức mạnh toàn hệ thống chính trị để lập lại trật tự an toàn giao thông. Hưởng ứng cuộc vận động hiến kế giảm thiểu tai nạn giao thông của UB an toàn giao thông Quốc gia  Tôi xin có một vài ý kiến như sau:

Nếu chỉ tìm biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông mới chỉ nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Chúng ta cần có cách đặt vấn đề mới làm làm sao vừa giảm thiểu được thiệt hại về người và tài sản mà còn phải bảo vệ được kết cấu hạ tầng giao thông, giảm thiểu sự xuống cấp, hư hỏng của hệ thống cầu đường, phương tiện…Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra hàng loạt tai nạn giao thông thời gian qua, để lại hậu quả nặng nề là nhà nước phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để làm mới và sửa chữa hệ thống cầu đường.

Để cải thiện trật tự an toàn giao thông và bảo vệ  hạ tầng kết cấu giao thông cần phải có sự điều chỉnh cả về chính sách pháp luật và tổ chức thực hiện:

1- Về tổ chức thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và bảo vệ hạ tầng kết cấu giao thông:

Trước tiên là lực lượng CSGT : Trong những năm qua, lực lượng CSGT đã có những đóng góp to lớn trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên phải thừa nhận là biên chế lực lượng CSGT còn thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu chung. Hàng năm nhà nước vẫn phải tăng cường biên chế cho lực lượng này. Việc tăng biên chế này cũng là gánh nặng cho ngân sách nhà nước nhưng có lúc có nơi lực lượng này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, còn để lại nhiều tai tiếng trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Dịp Tết vừa qua báo chí đưa tin về mất trật tự trong vận chuyển hành khách trong đó nổi cộm về tình trạng hàng loạt xe khách chở quá số lượng người đi suốt từ Bắc vào Nam mà vẫn lọt qua hàng trăm trạm kiểm soát của CSGT, hoặc như từ khi tạm đình chỉ các trạm cân tải trọng thì tình trạng xe quá tải ngang nhiên chạy trên đường quốc lộ trước mặt lực lượng CSGT đã trở thành … “chuyện thường ngày ở huyện”. Nếu thống kê kết quả xử phạt vi phạm hành chính mà ngành công an xử lý thì lỗi quá tải chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm?…Đây là thực tế ngành công an cần phải nghiêm túc kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của mình, kiên quyết loại bỏ những cá nhân có tiêu cực. Mặc dù ngành Công an cũng có những biện pháp đấu tranh trong nội b song xem ra chưa đủ mạnh và chưa thực s nghiêm túc nên kết quả chưa cao. Tôi rất tán thành với cách đặt vấn đề của bạn Lê Thanh Phong, tác giả bài báo “Xe bão táp chui qua lỗ kim” đăng trên báo Lao động ngày 2/3/2007: “Sự không nghiêm trong xử phạt không chỉ gây ra nạn nhồi nhét, nâng giá mà còn là nguyên nhân dẫn đến các tai nạn giao thông nghiêm trọng”.

Về lực lượng Thanh tra giao thông:. Ngoài chức năng Thanh tra chuyên ngành, TTGT còn có nhiệm vụ rất lớn là bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng của ngành giao thông. Thời gian qua hoạt động của TTGT chủ yếu là bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông nhưng cũng rất hạn chế vì thẩm quyền xử phạt của TTGT là tại các điểm giao thông tĩnh ( Bãi đổ xe, bến phà, bến xe…). mặc dù lực lượng TTGT đã có nhiều cố gắng song tình trạng mất trật tự an toàn giao thông vẫn tồn tại, hệ thống cầu đường vẫn bị hư hỏng vì xe quá tải.

Trong khi CSGT là lực lượng cảnh sát quốc gia hiện lực lượng vẫn còn thiếu, có lúc có nơi còn chưa bao quát hết được công việc, việc tuần tra kiểm soát không xuể thì tại sao nhà nước lại không tăng thẩm quyền cho TTGT bằng việc mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng TTGT. Kể từ khi có nghị định 136/2004/NĐ-CP về Tổ chức

và hoạt động của lực lượng Thanh tra giao thông, lực lượng TTGT đã được xếp vào ngạch Thanh tra ( Có thể coi là lực lượng cảnh sát ngành), được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Việc xử lý vi phạm của CSGT và TTGT đều căn cứ vào NĐ 152 và đều nhằm mục đích chính là đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Nhưng TTGT còn có nhiệm vụ rất quan trọng nữa là bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông. Nếu h thống cầu đường là tài sản Quốc gia giao cho ngành giao thông quản lý thì TTGT là lực lượng có trách nhiệm chính để bảo vệ kết cấu hạ tầng của ngành giao thông. Vì vậy cần phải cho phép lực lượng TTGT  được quyền dừng xe nếu phát hiện xe có dấu hiệu vi phạm rõ ràng các qui định về trật tự an toàn giao thông để xử phạt thì mới có th bảo vệ được kết cấu hạ tầng giao thông. Dĩ nhiên lực lượng TTGT chỉ được dừng xe đối với các lỗi vi phạm trong thẩm quyền của mình và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Việc tăng thẩm quyền x phạt cho TTGT cũng làm giảm áp lực công việc cho CSGT. Nếu cả lựcợng CSGT và TTGT cùng phối hợp chặt chẽ trong công tác thì chắc chắn tình hình trật t an toàn giao thông sẽ được cải thiện.

Hiện nay trên địa bàn các địa phương đều có 2 lực lượng TTGT: TTGT Cục đường bộ có trách nhiệm chính trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trên các trục đường Quốc lộ. TTGT Tỉnh chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bảo vệ hạ tầng kết cấu công trình giao thông trên các trục đường của Tỉnh. Tuy nhiên sự phân vùng này chỉ có tính tương đối mà thôi, không nên phân vùng cứng nhắc. Nếu phát hiện vi phạm thì các lực lượng TTGT đều có quyền xử phạt nhằm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông chung, mặt khác như vậy mới đảm bảo “ mọi hành vi vi phạm đều phải bị xử phạt ” theo đúng pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính. Qui định này cũng nhằm hạn chế tình trạng bảo kê, mua đường của các chủ phương tiện đối với các lực lượng trên từng địa bàn. Đồng thời cũng là biện pháp giám sát lẫn nhau để tránh những tiêu cực (nếu có) trong lúc thi hành công vụ.

 Đối với các đội TTGT Cục đường bộ: Bộ Giao thông vận tải có qui định về chuyển giao các biên bản vi phạm quá thẩm quyền cho Thanh tra Sở GTVT địa phương xử lí ( nhằm đảm bảo thời hạn ra quyết địng xử phạt theo qui định của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính). Tuy nhiên thời gian qua hầu hết các biên bản do các đội TTGT Cục đường bộ chuyển giao đều là biên bản vi phạm về lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, rất ít biên bản vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Thực tế này cho thấy đã có 2 khả năng xảy ra: - Một là: Các đội TTGT Cục đường bộ do thiếu người nên chỉ tập trung vào kiểm tra việc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ mà không tập trung vào việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Như vậy cần phải tăng thêm biên chế cho các đội TTGT Cục đường bộ, trong khi chưa giải quyết được vấn đề biên chế thì Cục đường bộ làm việc với các Sở GTVT địa phương để giao cho Thanh tra Sở GTVT địa phương đảm nhiệm.

- Hai là : Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của các đội TTGT chưa đảm bảo yêu cầu, không phát hiện vi phạm hoặc có phát hiện nhưng không xử phạt (do tiêu cực mà bỏ qua không lập biên bản vi phạm, thậm chí có thể đã lập biên bản vi phạm nhưng không chuyển giao cho Thanh tra Sở GTVT địa phương ). Nếu vậy Cục đường bộ cần tăng cường kiểm tra hoạt động của các đội TTGT nhất là kiểm tra việc quản lí và sử dụng các ấn phẩm ấn chỉ liên quan đến việc lập biên bản và quyết định xử lí vi phạm. Nếu có tiêu cực thì kiên quyết xử lí kỉ luật.

Đối với Thanh tra Sở GTVT địa phương cũng vậy, cần phải có biện pháp kiểm tra giám sát việc thi hành công vụ  của TTGT Tỉnh nhằm đảm bảo việc lập biên bản và ra quyết định xử phạt đúng theo các qui định của pháp luật.

Về lực lượng công an xã phường : Mặc dù pháp luật nhà nước cho phép lực lượng công an cấp phường xã được quyền xử phạt các vi phạm hành chính trong phạm vi địa bàn quản lý. Tuy nhiên đối với các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông thì công an phường xã hầu như chỉ triển khai việc kiểm tra đối với mô tô, xe máy mà ít kiểm tra đối với phương tiện vận tải ô tô. Nếu công an các phường xã làm tốt công tác công tác xử phạt trong lĩnh vực này thì chắc chắn công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn sẽ được cải thiện. Vì vậy cần giao thêm trách nhiệm và nghiên cứu tăng thêm thẩm quyền cho lực lượng công an xã phường, coi đây là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của cấp uỷ và đơn vị. Công an các phường xã phải coi đây là một trong các nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo trật tự an ninh trên địa bàn, không nên ỷ lại vào lực lượng CSGT huyện thị, thành phố…

2- Về các qui định pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ : Cần phải sửa đổi Luật giao thông đường bộ cho phép lực lượng TTGT được phép dừng xe khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm rõ ràng các qui định về trật tự an toàn giao thông. Nếu chưa thể áp dụng  trên toàn bộ hệ thống đường giao thông thì cho phép áp dụng trên các đường địa phương quản lý và các trục quốc lộ mà chất lượng cầu đường còn nhiều hạn chế ( Cục đưòng bộ qui định các trục đưòng này).

Nghị định 152/2005 đến nay cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên chỉ nên nghiên cứu sửa đổi những gì chưa phù hợp, bổ sung các biện pháp hành chính khác chứ không nhất thiết phải tăng mức xử phạt. Chúng ta đều biết rằng tình hình mất trật tự an toàn giao thông thời gian qua một phần do nhận thức của người dân nhưng chủ yếu vẫn là do xử phạt không nghiêm chứ không phải mức xử phạt thấp dẫn đến tình trạng cố tình vi phạm. Báo chí đã nhiều lần nêu ra cái vòng luẩn quẩn : Vi phạm - Làm luật - Cố tình vi phạm để bù chi phí làm luật…khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật và tai nạn giao thông ngày càng tăng.

Cần rà soát điều chỉnh các qui định pháp luật khác có liên quan để tránh chồng chéo, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Cần có biện pháp giáo dục toàn dân có ý thức chấp hành pháp luật. Đồng thời cần có biện pháp kiểm tra giám sát các lực lượng Công an, CSGT và TTGT nhằm thực thi pháp luật nghiêm minh.

Trên đây là một số ý kiến góp ý với Bộ công an, Bộ Giao thông vận tải, UB an toàn giao thông quốc gia và các ngành các cấp liên quan nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu các thiệt hại về người và của vì tai nạn giao thông.                                                         

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)