Làm cách nào giảm thiểu tai nạn giao thông.

Thứ năm, 18/01/2007 00:00 GMT+7
Từ lâu tôi muốn lên tiếng của mình cho cộng đồng xã hội của cả nước nói chung, TP Hà Nội, Hồ Chí Minh nói riêng nhưng không biết tiếng nói của người (thấp cổ bé họng )của mình có ai quan tâm không?. Đến nay sau bao ngày chờ đợi tôi đã có chỗ để tâm sự đó là “ Diễn đàn an toàn giao thông”. Ở đây tôi...

Nguyễn Quang Phục

DNTN XD Tín Nghĩa KP4_Thị Trấn Phước Bình_ Phước Long_ Bình Phước

 

Từ lâu tôi muốn lên tiếng của mình cho cộng đồng xã hội của cả nước nói chung, TP Hà Nội, Hồ Chí Minh nói riêng nhưng không biết tiếng nói của người (thấp cổ bé họng )của mình có ai quan tâm không?. Đến nay sau bao ngày chờ đợi tôi đã có chỗ để tâm sự đó là “ Diễn đàn an toàn giao thông”. Ở đây tôi nghĩ chúng ta có thể nói bất cứ gì nếu chúng ta thấy không hợp tình hợp lý ở đâu bất kỳ nơi nào khi chúng ta tham gia giao thông.

I/Tôi xin nêu sau đây:

1.      Tp Hồ Chí Minh phải dời một số chợ chuyên buôn bán đồ phụ tùng các loại xe, các loại máy điện cơ, ra ngoài thành phố như Chợ Kim Biên Q5, Chợ khu dân sinh Q1.v.v…Vì các chợ này tuy nhỏ nhưng thu hút lượng xe 2 bánh gắn máy rất lớn

2.      Cấm các loại phương tiện 2 bánh hoạt động ban ngày từ 6h cho  tới 18h, xe gắn máy chỉ được hoạt động sau 18h cho tới 6h sáng ngày hôm sau.

3.      Tăng cường các loại xe bus từ 10 chỗ tới 100 chỗ ngồi

4.      Tăng cường tầu điện các tuyến Chợ Lớn, Bến Thành không cần làm tàu điện ngầm vì rất tốn ( cả chuc lần ) so với tàu điện trên phố, và không giải quyết được ách tắc và tai nạn giao thông. Chúng ta thử đưa ra một phép toán :

Một chiếc xe bus tối đa 20m2 nhưng nó có thể chở được 50 người nếu là xe 2 tầng thì nó sẽ là 100 người, xe nhỏ nhất 6m2 chở được tối đa 10 người.Nhưng 1 chiếc xe gắn máy 2 bánh chở hàng cồng kềnh thì cũng chiếm mất 2m2 nếu chạy đường cao tốc ( bò ) từ 10 – 15 km phải choáng mất 6m2, tốc độ từ 15 – 30km sẽ tăng dần lên từ 6 – 30m2. Điều này thật là không tưởng.

5.      Cần mở rộng các tuyến đường ở những khu vực không còn chợ .

6.      Cần có xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân của các trường học,xí nghiệp, nhà máy.

7.      Cải tổ lại hệ thống đèn báo, ấn định tốc độ cho mỗi tuyến đường.

8.      Trước khi thực hiện kế hoạch phải nắm được tình hình các loại xe hoạt động trong TP ( không trừ một loại xe gắn máy nào hết )hằng ngày để có phương án cụ thể hơn. Ở TP Hà Nội theo báo Tuổi Trẻ ngày 6/1/2007 thống kê ra các loại xe hoạt động như sau: Ôtô 175.560 chiếc, xe 2 bánh 1.763.758 chiếc, 998 vụ tai nạn giao thông, 500 người chết, 730 người bị thương.

Có nhiều khách nước ngoài khi đến Việt Nam, đặc biệt là hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh họ đều sửng sốt, giật mình với lưỡnge máy dày đặc chạy trong TP như vậy và con số tai nạn làm người ta phải lo lắng khi tham gia giao thông ở Việt Nam, còn những nhà sản xuất xe thì hả hê. Bản thân tôi từ tỉnh về Tp trông thấy xe máy chạy cứ ngỡ đàn kiến rời tổ. Chạy không theo một hàng lối nào cả thành ra lưu thông rất chậm, kéo theo nhiều vấn đề khác nữa. Chung quy lại là do xe gắn máy 2 bánh quá nhiều

Từ đó làm cho tôi phải suy nghĩ và tự đặt ra câu hỏi tại sao một thành phố lớn, giàu kinh tế, là bộ mặt của cả nươc thế mà không làm được việc giảm các phương tiện tham gia giao thông, trả lại cảnh quan và môi trường  trong thành phố sao.

II/ Tình trạng và phương án giảm TNGT ngoại thành và các tỉnh trong cả nước:

            Hiện nay các vùng nông thôn kinh tế đang trên đà phát triển nói chung, các vùng có cây công nghiệp nói riêng, có khá nhiều gia đình có từ 2-3 chiếc xe máy trở lên. Xe tải xe khách cũng khá nhiều, nhưng đa số chỉ biết chạy xe còn luật giao thông hiểu rất mù mờ, kể cả một số người đã có bằng. Đối với người dân đi bộ thì hầu như họ chẳng cần biết luật để làm gì vì rằng quanh năm chỉ ở nhà quanh năm hết ruộng rồi lại ao, vườn thử hỏi họ cần biết để làm gì. Con người thì thế, đường xá cũng vậy: nhỏ, hẹp, xấu hai bên đường cây cỏ mọc um tùm che khuất tầm nhìn.

III/ Phương án giải quyết:

1.      Xem luật giao thông như lá bùa hộ mệnh, người tham gia giao thông không biết luật khác nào người mù chữ. Trước đây ta chống giặc dốt ( chữ ) thì bây giờ ta chống giặc dốt ( luật ), bắt buộc mọi người dân cho dù là có tham gia hay không tham gia giao thông đều phải học luật, từ trẻ con bắt đầu đi học lớp một cho đến 60 tuổi đều phải học, mỗi người bỏ túi một cuốn luật giao thông, ai ra khỏi ấp, thôn mà không thuộc 1 câu là bắt quay về học lại, đọc cho thuộc rồi mới được đi như thời 1945- 1954 đã làm phong trào chống mù chữ như thế.

2.      Đường xá phải được mở rộng, cây cối 2 bên đường phải được chăm sóc tránh trường hợp để cỏ cây mọc um tùm. Nó sẽ làm giảm tầm nhìn cho người tham gia giao thông dẫn đến tai nạn giao thông.

3.      Các loại xe như: cải tiến, ba gác, công nông không cấm chạy vào TP nhưng cũng như các loại phương tiện khác đều phải kiểm tra định kỳ.

4.      Bộ giao thông và công an tính toán sát nhập các ban nghành như thanh tra giao thông và phòng cảnh sát giao thông lại một để tránh tình trạng xe chạy trên tuyến đường gặp nhiều trạm kiểm soát làm cho tài xế lo lắng ảnh hưởng tới việc điều khiển phương tiện gây ra tai nạn giao thông.

5.      Không nên sử phạt những xe dù, tranh dành khách vì như thế sẽ có hiện tượng chạy hết tốc độ và tai nạn giao thông gây ra do những xe như thế cũng khá nhiều.

6.      Các loại xe khác khi rời bến phải có tấm biển trên đó ghi rõ ràng: Tên chủ xe, tài xế chính, phụ, phụ xe để hành khách và người tham gia giao thông biết mà báo cho những cơ quan chưc năng xử lý những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

 

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)