Doanh nhân & ATGT

Thứ năm, 18/01/2007 00:00 GMT+7
Tôi là một doanh nhân làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo ý kiến tôi việc đảm bảo ATGT trên hết là ý thức của người tham gia giao thông. Ý thức liên quan tới giáo dục tự nguyện và chế tài quản lý. Một con người không thể có ý thức tốt khi không được giáo dục thường...
Xin chào.

Tôi là một doanh nhân làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo ý kiến tôi việc đảm bảo ATGT trên hết là ý thức của người tham gia giao thông. Ý thức liên quan tới giáo dục tự nguyện và chế tài quản lý. Một con người không thể có ý thức tốt khi không được giáo dục thường xuyên và quan trọng nhất là phải được đặt trong một khuôn khổ quản lý. Trong khuôn khổ ý kiến nhỏ này tôi chỉ xin đề cập tới một khía cạnh là làm thế nào để thực hiện nghiêm túc luật giao thông từ đó góp phần nâng cao ý thức và trách nghiệm của người dân tham gia giao thông.
 
Theo tôi trong thời gian qua đã có rất nhiều biện pháp quản lý, chế tài các hành vi vi phạm giao thông nhưng kết quả chỉ tạo ra sự tiến bộ trong một thời gian ngắn, mấu chốt của vấn đề là do việc thực hiện luật, chế tài chưa triệt để và liên tục. Việc thực hiện một kế hoạch tăng cường ATGT hiệu quả theo tôi cũng như việc thực hiện một kế kinh doanh, nếu anh có ý tưởng kinh doanh tốt, thì làm ra được một kế hoạch kinh doanh khả thi là cả một quá trình làm việc cẩn thận chi tiết với số liệu thực tế thị truờng, nhưng đó chưa phải là mấu chốt của thành công, quan trọng hơn là việc thực hiện kế hoạch đó như thế nào và quản lý việc thực hiện đó theo quy trình chứ không đợi kết quả bảo cáo, nếu trong quá trình thực hiện phát sinh vấn đề chưa hiệu quả hay chưa tối ưu thì sẽ có những điều chỉnh cần thiết để hướng tới mục tiêu đã đặt ra và quá trình hình thành kế hoạch, triển khai và kết quả phải được thực hiện tuần hoàn, liên tục.
 
Cụ thể vào bài toán tăng cường an toàn giao thông, một yếu tố quan trọng góp phần nên sự thành công đó là vai trò của cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông. Chúng ta đã nói rất nhiều về tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu của CSGT đã làm cho việc thực hiện các kế hoạch tăng cường ATGT không thực sự hiệu quả. Khi CSGT/TTGT không ý thức được trách nhiệm thực hiện pháp luật thì làm sao có thể tăng cường ý thức của người tham gia giao thông.
 
Để tăng cường việc quản lý và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm thi hành pháp luật của CSGT/TTGT. Tôi thấy nhiều nước trên thế giới đã áp dụng một biện pháp sau, nó chẳng có gì mới mẻ nhưng tôi nghĩ sẽ tạo ra hiệu quả thật cao.
 
1/ Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn quốc về phương tiện giao thông và giấy phép lái xe
 
2/ Cung cấp hệ thông thông tin đồng bộ giữa trung tâm điều hành và CSGT/TTGT làm nhiệm vụ/tác nghiệp ( như một trong tâm liên lạc/hỗ trợ khách hàng trong kinh doanh)
 
3/ Cảnh sát giao thông được trang bị phương tiện liên lạc với trung tâm, bộ đàm có thể đầu tư rất tốn kém, giải pháp thay thế là hiện nay mạng viễn thông của nước ta phát triển rất nhanh và mức độ phủ sóng rất rộng. chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng hệ thống hạ tầng viễn thông để phục vụ cho việc liên lạc này. Có những dịch vụ chi phí rất rẻ như điện thoại di động nội vùng, đó là chưa tính đến phương án hỗ trợ của các công ty viễn thông mà tôi tin chắc rằng các công ty viễn thông sẽ rất sẵn lòng và hỗ trợ tốt đa khi nhận được yêu cầu hợp tác.
 
4/ Khi CSGT/TTGT làm nghiệm vụ khi phát hiện trường hợp vi phạm luật giao thông. phải thực hiện theo quy trình báo cáo về trung tâm về tình trạng vi phạm giao thông của đối tượng tham gia giao thông ngay lập tức, lấy thông tin về phương tiện, đối tượng tham gia giao thông đó từ trung tâm để có biện pháp xử lý nghiêm túc, chính xác nến đối tượng đó vi phạm nhiều lần cũng một lỗi.
 
5/ Báo cáo kết quả xử lý theo ngày, và đồng bộ hóa với cơ sở dữ liệu tại trung tâm
 
6/ Việc thực hiện sẽ tránh được tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu của CSGT, do vậy cần tạo ra cơ chế động lực như trích % tiền phạt cho CSGT/TTGT làm quỹ khen thưởng hàng tháng
 
7/ Lắp đặt camera quan sát tại tất cả các điểm có CSGT/TTGT làm nhiệm vụ
 
8/ Cần xử lý nghiệm tình trạng xe buýt đi ẩu, lấn đường. hiện nay tối thấy hầu như se buýt nào  cũng đi lấn đừong rất nguy hiểm mà CSGT không xủ lý vi phạm, và việc này hình như đã ăn vào tiềm thức của mỗi CSGT là có thổi phạt thì lái xe buýt cũng kg có tiền nộp phạt hay coi đó là dịch vụ công của nhà nước nên bao che cho những vi phạm đó.
 
9/ Ngoài ra cũng có rất nhiều xe mang biển xanh 80B vi phạm giao thông rất nhiều như đỗ sai quy định, lấn đường... nhưng vì là xe ông nọ bà kia, xe trong nghành nến có vi phạm, thổi phạt cũng do quen biết nên lại bỏ qua.. việc này cần phải xủ lý kiên quyết và phải có sự chỉ đạo xuyên suốt từ cấp Trung Ương Đảng tới Thủ Tướng chính phủ. Vấn đề ATGT không chỉ nằm trong phạm vị của quốc gia mà nó đã vượt ra ngoài khuôn khổ khi chúng ta gia nhậm WTO và trong quá trình hội nhập kinh tết quốc tế. An toàn Giao thông cũng phải hòa mình vào trong việc phát triển đổi mới đất nước.
 
10/ Tôi rất bức xúc khi có rất nhiều xe buýt, xe công, vi phạm giao thông kg bị xử lý nhưng có những người ngoại thành, những người điều khiển giao thông từ địa phương khác đến địa phương khác thì luôn bị kiểm tra gắt gao nhằm mục đích kiếm lợi cá nhân. Hàng ngày có rất nhiều trường hợp mà chúng ta hay gọi một các dân dã là "người nhà quê" đi xe máy, đội mũ bảo hiểm bị CSGT thổi phạt nhiều hơn những người khác chỉ vì họ là "người nhà quê". tôi không có ý bao che nhưng nến đã xủ lý thì phải triệt để tất cả các hành vi vi phạm giao thông thì mới có sự công bằng hơn nữa "người nhà quê" còn phải đựoc chỉ bảo, cảnh cáo nhiều hơn là xử phạt vì họ còn thiếu thông tin hơn người thành thị nhiều.
 
Cuối cùng, nhìn từ khía cạnh kinh doanh đầu tư, ATGT cũng là vấn đề vĩ mô để góp phần cải thiện môi trường kinh doanh đầu tư.


Minh Pham [book2000@vnn.vn]

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)