Một số biện pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông ở VN

Thứ tư, 24/01/2007 00:00 GMT+7
 Việt Nam đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng tai nạn giao thông như: giải tỏa lòng lề đường, mở rộng đường, hạn chế xe mô tô, tăng cường tuyên truyền và bắt buộc mọi người thực hiện đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông, tổ chức đi làm lệch ca, tăng cường di chuyển bằng phương tiện xe buýt, cầu vượt, cũng như áp dụng những hình phạt đối với người vi phạm... đã đạt được một số kết quả nhất định...
Người gửi: Vũ Phi Hùng
E-mail: VUPHIHUNGVN1@YAHOO.COM.VN
Ngày: Thứ tư, 24/01/2007

1. Tình hình chung:
            Những con số tổn thất theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi năm Việt Nam có khoảng trên 10.000 người chết và hàng chục ngàn người bị thương vì tai nạn giao thông, gây tổn thất về kinh tế khoảng 14.500 tỷ đồng (Theo Ngân hàng thế giới khu vực Châu Á).

            Ngày nay, Việt Nam đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng tai nạn giao thông như: giải tỏa lòng lề đường, mở rộng đường, hạn chế xe mô tô, tăng cường tuyên truyền và bắt buộc mọi người thực hiện đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông, tổ chức đi làm lệch ca, tăng cường di chuyển bằng phương tiện xe buýt, cầu vượt, cũng như áp dụng những hình phạt đối với người vi phạm... đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vấn đề tai nạn giao thông vẫn không có chiều hướng giảm xuống, gây nhức nhối cho toàn xã hội. Mở rộng đường: tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu càng tăng, lạng lách càng nhiều, thực hiện đội mũ bảo hiểm cũng không hiệu quả cao: người dân vẫn không ý thức được vấn đề an toàn cho bản thân, họ chỉ đội mũ bảo hiểm nhằm đối phó khi có bóng dáng của cảnh sát giao thông... Như vậy, nhìn chung ý thức của người dân là không có, chúng ta có làm như thế nào, cách nào thì tai nạn giao thông vẫn cứ xảy ra nếu như ý thức của người dân là không có hoặc còn hạn chế. Vì vậy, theo tôi biện pháp thực hiện giảm tại nạn giao thông vẫn là giáo dục ý thức của người dân. Những phương pháp tuyên truyền, giáo dục trước đây là không đủ mạnh đối với người dân, chúng ta nên tuyên truyền,giáo dục mọi người một cách mạnh mẽ, ấn tượng nhất đánh vào tâm lý của mọi người một cách thường xuyên và liên tục hàng ngày, hàng giờ đối với mọi người khi tham gia lưu thông trên đường.
        
               2. Một số giải pháp:
           
Như chúng ta đã biết, mọi người tham gia giao thông khi nghe tiếng còi của xe cấp cứu ai cũng đứng lại nhường đường để xe cấp cứu được đi trước và lúc đó ý thức về sự sống, cái chết hình như trong ai cũng có. Khi đó, tâm lý mọi người cẩn thận, ý thức hơn trong việc đi lại. Lợi dụng đặc tính này chúng ta xây dựng dọc trên các tuyến đường những màn hình LCD lớn (Như những màn hình Quảng cáo) chiếu liên tục cảnh tai nạn giao thông, những chuyến xe cấp cứu cùng tiếng hụ còi của nó, cũng như cập nhật liên tục số liệu những vụ tai nạn giao thông từ phòng cảnh sát, hình ảnh cảnh cấp cứu những bệnh nhân bị tai nạn giao thông trong các bệnh viện như bệnh viện Chợ rẫy… số liệu bệnh nhân nhập viện cấp cứu, số tử vong hàng ngày. Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú trọng xây dựng và đặt một số mô hình cảnh tai nạn giao thông ở hai bên đường, những mô hình đó được làm như thật. Khi đó nhìn vào màn hình được trình chiếu, những mô hình cảnh tai nạn giao thông thì người tham gia giao thông sẽ tự ý thức và điều chỉnh hành vi của minh khi tham gia lưu thông trên đường.

          Biện pháp này, không những tuyên truyền một cách tích cực nhất ý thức đối với những người lớn, thanh niên khi tham gia giao thông mà còn giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức khi ra đường và hậu qủa của nó mang lại nếu như chúng ta không chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông. Nếu áp dụng biện pháp này, tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ giảm một cách tối đa tình trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam.

             3. Biện pháp thực hiện:

          * Đối với những tuyến đường Cao tốc, Quốc lộ: Nhà nước xây dựng các màn hình LCD thật lớn thay cho các tấm biển quảng cáo như chúng ta thường thấy, những màn hình đó thường xuyên chiếu những cảnh tai nạn giao thông có thật và thương tâm, hình ảnh, tiếng rên la của các bệnh nhân bị tai nạn giao thông trong bệnh viện, cùng với tiếng còi cứu thương của xe cấp cứu.          Ngoài ra, ở trên những tuyến đường này Nhà nước cần     xây dựng một số mô hình như hiện trạng cảnh xe ôtô, môtô đâm nhau… một cách hợp lý nhất.

          * Đối với những tuyến đường trong nội ô thành phố: Nhà nước tuyên truyền bằng các hình ảnh từ các màn hình LCD lớn với các hình ảnh, số liệu thống kê về tai nạn giao thông trên các tuyến đường và các bệnh viện, cũng như tiếng còi của xe cứu thương…

 
          Biện pháp này mới đầu triển khai chắc chắn sẽ có những ý kiến phản đối. Nhưng tôi tin tưởng rằng một thời gian sau, đây sẽ là phương pháp tốt để tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân và hạn chế một cách hiệu quả nhất về tai nạn giao thông ở Việt Nam.

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)